Sau khi phân tích sức khoẻ thai sản của gần 500.000 phụ nữ, các nhà khoa học kết luận rằng, trẻ thường được chẩn đoán bị tự kỷ nếu mẹ của chúng mắc chứng rối loạn nôn mửa nghiêm trọng khi mang thai (hyperemesis gravidarum - HG) trong 3 tháng đầu hoặc 3 tháng thứ hai của thai kỳ.
Theo The Daily Mail, thông thường, phụ nữ mang thai phàn nàn về ốm nghén, biểu hiện bằng tình trạng buồn nôn. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, tình trạng nôn oẹ nhiều vào buổi sáng làm tăng hơn 50% nguy cơ mắc bệnh tự kỷ ở trẻ.
Họ đã đưa ra kết luận này sau khi phân tích sức khoẻ thai sản của gần 500.000 phụ nữ. Một số phụ nữ gặp rối loạn nôn mửa nghiêm trọng khi mang thai, được gọi là hyperemesis gravidarum (HG). Hội chứng Hyperemesis gravidarum là một tình trạng với các biểu hiện nôn mửa, giảm cân và rối loạn điện giải.
Mặc dù đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa biết chính xác hyperemesis gravidarum (HG) ảnh hưởng như thế nào đến nguy cơ mắc bệnh tự kỷ của trẻ. Theo các chuyên gia, nôn mửa nghiêm trọng và thường xuyên có thể xảy ra tới 50 lần một ngày, dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng trong cơ thể người mẹ.
Hậu quả là trẻ cũng sẽ mất chất dinh dưỡng. Do đó, sự phát triển thần kinh sẽ diễn ra một cách bất thường. Khi bị hyperemesis gravidarum (HG), người mẹ thường bị mất nước, giảm cân nguy hiểm, hạ huyết áp và thay đổi trong quá trình trao đổi chất.
Các chuyên gia đã xác định được rằng trẻ thường được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ nếu mẹ của chúng mắc chứng hyperemesis gravidarum (HG) trong 3 tháng đầu hoặc 3 tháng thứ hai của thai kỳ. Chẩn đoán bị hyperemesis gravidarum (HG) trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ làm tăng nguy cơ tự kỷ lên 58% và trong 3 tháng thứ hai của thai kỳ - 36%.
Vũ Trung Hương