Hiện nhu cầu giao thông tại các thành phố lớn ở Việt Nam vô cùng lớn. Đó là mảnh đất màu mỡ cho các công ty kinh doanh các ứng dụng công nghệ gọi xe. Có rất nhiều công ty đang cạnh tranh quyết liệt ở thị trường này. Khách hàng được hưởng lợi khi có quyền chọn cho mình ứng dụng phù hợp nhất.

Mổ xẻ các ứng dụng công nghệ gọi xe hiện nay

ctv anh 10 | 11/09/2019, 06:48

Hiện nhu cầu giao thông tại các thành phố lớn ở Việt Nam vô cùng lớn. Đó là mảnh đất màu mỡ cho các công ty kinh doanh các ứng dụng công nghệ gọi xe. Có rất nhiều công ty đang cạnh tranh quyết liệt ở thị trường này. Khách hàng được hưởng lợi khi có quyền chọn cho mình ứng dụng phù hợp nhất.

1. Grab

Grab là một trong những công ty kinh doanh ứng dụng xe công nghệ xuất hiện đầu tiên tại Việt Nam và đổ rất nhiều tiền đầu tư, thậm chí mua luôn thị phần của đối thủ Uber. Nhờ vậy, Grab có nhiều đối tác chạy xe nhất và có thời điểm họ tuyên bố mỗi mét vuông có một bác tài. Do vậy, ở các thành phố lớn hầu như cứ đặt là có.

Tuy nhiên, hãng này từng bị phàn nàn vào giờ cao điểm hoặc trời mưa thì tăng giá quá cao, thậm chí cao hơn nhiều so với taxi truyền thống. Ngoài ra, khách hàng còn phàn nàn có những cuốc xe vào giờ cao điểmtài xế không đến đón khách, hay tài xế có thái độ khó chịu với các cuốc xe ngắn. Trong một số thông báo gần đây, người của Grab cho biết họ đang có chính sách để khắc phục chuyện này.

2. GoViet

Sau khi Uber rút khỏi Việt Nam thì GoViet lập tức đổ bộ vào thị trường đầy tiềm năng. Đến từ Indonesia, GoViet được kỳ vọngsẽ đối thủ chính của Grab.

Ban đầu, các chiến dịch khuyến mãi của GoViet đã tạo hiệu ứng mạnh trong thị trường khi họ chi đậm cho tài xế ở mỗi cuốc xe và giảm giá theo kiểu chịu lỗ với khách hàng. Nhờ vậy, trong thời gian khá ngắn, GoViet đã xây dựng được một lực lượng tài xế đông đảo và chiếm được thị phần không nhỏ.

Nhưng thời gian gần đây, GoViet bắt đầu “Tăng chiết khấu, giảm thưởng” nên sắc đỏ của GoViet trên đường phố đã giảm nhiều. Ngoài ra, việc ồ ạt tuyển đối tác tài xế trước đây của GoViet khiến họ để lọt khá nhiều bác tài có thái độ khó chịu và gần nhất là vụ lùm xùm với diễn viênKim Nhã.

Do chưa triển khai hình thức gọi xe ô tô nên GoViet cũng không đáp ứng được nhu cầu đi lại trong mùa mưa hay khi khách hàng có nhiều hành lý.

3. BE

Được VPbank đứng sau hỗ trợ về tài chính nên CEO Be Group Trần Thanh Hải từng phát biểu tự tin: Chúng tôi sẵn sàng cho cuộc chiến vài trăm triệu USD. Hiện tại Be có mức giá tốt, khuyến mãi nhiều, app sử dụng khá dễ chịu, không tăng cước vào giờ cao điểm.

Tuy nhiên, số lượng tài xế còn ít, nhiều tài xế cài cả mấy ứng dụng cùng lúc, tới giờ cao điểm tắt Be nên đặt xe khó khăn.

4. Mygo

Ứng dụng gọi xe và giao hàng công nghệ của Viettel Post có trên cả 2 nền tảng iOS và Android, cho phép người dùng gọi xe và các dịch vụ vận chuyển khác, bao gồm cả xe tải.

Mygo tận dụng được mạng lưới của Viettel Post với độ phủ rộng khắp cả nước trong lĩnh vực bưu chính, giao hàng tại Việt Nam hiện nay.Có thể Viettel Post phát triển dịch vụ gọi xe công nghệ nhằm tận dụng đội ngũ tài xế hiện có của công ty này. Dịch vụ mới của Viettel Post sẽ trở thành đối thủ trực tiếp của Grab, Be, GoViet và cả các bên chuyển giao hàng cho doanh nghiệp.

5. VATO

Là ứng dụng “Thuần Việt” điển hình tại Việt Nam. Rút tỉa ưu-nhược điểm từ app của các đối thủ đi trước, app của VATO được tài xế đánh giá cao nhờ chỉ dẫn rõ đường đi đón khách khi nhận cuốc xe mới từ điểm hiện tại của tài xế đến chỗ cần để đón khách. Với cách tính cước linh hoạt bằng đồng hồ tính tiền điện tử, khi khách cần di chuyển thêm một lộ trình nữa thì tài xế dùng tính năng này để ứng dụng tự tính tiền cho khách theo cung đường và thời gian di chuyển thực tế mà không cần đặt lại qua app nữa.

Đồng thời, app cho phép tài xế chủ động chặn những vị khách khiếm nhã trong tương lai. Ở ứng dụng cho hành khách cũng có tính năng tương tự.Một tài xế được khai báo nhiều xe, miễn là các xe đó đều phải hợp lệ (có đăng kiểm và bảo hiểm loại kinh doanh, có phù hiệu xe hợp đồng…). Trong tình huống xe này gặp sự cố thì có thể chuyển đổi sang ngay xe khác. Hoặc có khi cần chạy xe 4 chỗ, có khi 7 chỗ, tài xế được linh động trong chuyện này.

VATO tự xác định hướng đi của mình không theo đuổi việc khuyến mãi tràn lan, giành giật khách hàng như các ông lớn. Thay vào đó, là các khuyến mãi chọn lọcvà tận dụng hệ sinh thái hiện hữu của mình để hướng tới chuỗi tiện ích “khép kín” phục vụ cho cộng đồng, từ việc gọi xe (VATO, Futa Taxi), chuyển hàng (Futa Express), đặt vé (Futa BusLines).

Lê Chương

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mổ xẻ các ứng dụng công nghệ gọi xe hiện nay