Nhà Trắng đang làm gì để khơi dậy sự đổi mới của Mỹ? Nó giống như bạn cố gắng để giành chiến thắng một cuộc đua bằng cách làm chọc thủng lốp xe đối thủ. Bạn có thể chiến thắng hôm nay, nhưng chiếc xe kia vẫn sẽ nhanh hơn vào ngày mai.

Mỹ cần đổ tiền đúng chỗ để tránh cảnh bị sốc trước tham vọng của Trung Quốc

01/08/2020, 09:49

Nhà Trắng đang làm gì để khơi dậy sự đổi mới của Mỹ? Nó giống như bạn cố gắng để giành chiến thắng một cuộc đua bằng cách làm chọc thủng lốp xe đối thủ. Bạn có thể chiến thắng hôm nay, nhưng chiếc xe kia vẫn sẽ nhanh hơn vào ngày mai.

Trung Quốc chi nhiều tiền để nâng cấp khoa học trên các lĩnh vực, đặc biệt là quân sự

Ngày 30.7 Cục Phân tích kinh tế Mỹ cho biết tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong quý 2 của nước này giảm 32,9% so với cùng kỳ năm ngoái – mức giảm theo quý lớn nhất từ năm 1947 đến nay.

Sau đó một ngày, Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) hôm 31.7 cho biết chỉ số các nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 7.2020 của nước này đạt 51,1, trên ngưỡng 50 phản ánh sự tăng trưởng của sản xuất. Cụ thể, PMI tổng hợp tháng qua của Trung Quốc đạt 54,1, cao hơn mức 53,4 vào tháng 6, báo hiệu sự mở rộng ổn định dần trong nền kinh tế Trung Quốc.

Những tín hiệu trái chiều của hai nền kinh tế hàng đầu thế giới gợi lên lo ngại cho Mỹ rằng họ đang sa lầy vì đại dịch COVID-19 và có thể bị Trung Quốc vượt qua. Cách đây 1 tháng, nhà phân tích William Pesek đã có bài viết trên Forbes với câu hỏi: Một Thế Giới xin giới thiệu bài viết phân tích của Pesek.

Điều gì sẽ xảy ra nếu nền kinh tế Mỹ rơi vào khoảnh khắc Sputnik và Nhà Trắng không lường được trước?

Thật không may, đến giờ thì nó vẫn được coi là một câu hỏi tu từ hơn là một câu hỏi chất vấn hiện thực.

Phải thừa nhận rằng, câu hỏi có vẻ sáo rỗng khi so sánh với cú sốc mà nước Mỹ nhận ra khi Liên Xô phóng thành công vệ tinh Sputnik vào không gian năm 1957. Nhưng nhà kinh tế Richard Duncan có quan điểm cho rằng Bắc Kinh đang đầu tư mạnh mẽ vào 5G và các công nghệ khác trong lúc Tổng thống Donald Trump tập trung vào việc phục hồi ngành than được coi là “khẩn cấp quốc gia”.

Ông Ducan cho rằng không có gì bí ẩn về lý do tại sao Trung Quốc sẽ sớm vượt qua Mỹ, trở thành quốc gia siêu cường công nghệ, kinh tế và quân sự hàng đầu thế giới nếu xu hướng hiện tại tiếp tục. Và theo nhà kinh tế học này, chỉ có một cách duy nhất để Mỹ duy trì sức mạnh toàn cầu của mình: Mỹ phải đầu tư nhiều hơn Trung Quốc.

Bao nhiêu? Duncan tính khoảng 8 nghìn tỉ USD trong 10 năm. Mục tiêu đầu tư hàng đầu là trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học, kỹ thuật di truyền, năng lượng xanh, công nghệ nano, khoa học thần kinh, điện toán lượng tử và robot.

Tất nhiên, đây là một số tiền không tưởng. Nhưng kể từ tháng 1. 2017, Tổng thống Trump đã giúp Trung Quốc dễ dàng hướng tới khoảnh khắc Sputnik để trở thành nền kinh tế lớn nhất toàn cầu.

Câu chuyện phổ biến nhiều người nghĩ là ông Trump có cách đối phó với Bắc Kinh theo cách mà không có nhà lãnh đạo Mỹ nào trước đây làm như đang san bằng luật chơi và giành thắng lợi cho người lao động Mỹ. Điều đó có thể đúng là vào năm 1985, khi các công cụ cũ kỹ như thuế quan biến thành thủy triều tác động vào kinh tế. Nhưng vào năm 2020, một cuộc chiến thương mại theo sách vở cũ chỉ hoạt động nếu đồng thời xây dựng cơ bắp cho nền kinh tế. Đằng sau sự mạnh mẽ thì sự tự mãn của ông Trump đang làm suy yếu sức chịu đựng của Mỹ trong khi Trung Quốc đẩy mạnh cuộc chơi.

Trung Quốc có những thách thức khó khăn. Đó là tăng trưởng chậm, gánh nặng nợ nần và rắc rối ở Hồng Kông. Tuy nhiên, Bắc Kinh đang xử lý các thách thức trên theo những cách mà Washington không thể. Chủ tịch Tập Cận Bình đang thúc đẩy sự tăng trưởng của năm nay, đồng thời đầu tư vào chiến lược để trở thành số 1 trong thập kỷ này.

Tư duy kiểu những năm 1985 của ông Trump dường như đang thiếu cập nhật thực tế này. Ngày nay, Bắc Kinh hầu như không đề cập đến ‘Made in China 2025’ và điều đó làm cho Trump bối rối.

Ông Tập rõ ràng rất vui khi đội ngũ cố vấn cho ông Trump nghĩ rằng hàng rào thuế quan khiến Bắc Kinh sợ hãi để từ bỏ kế hoạch thống trị công nghệ trong vòng 5 đến 10 năm tới.

Không có gì mới, hay sáng tạo về cách mà nhóm của ông Trump tiếp cận việc tái cơ cấu kinh tế. Và theo cách đó, nhóm của ông Tập thực sự có thể hân hoan nếu ông Trump đắc cử thêm một nhiệm kỳ. Điều đó có thể không vui trong thời gian ngắn ban đầu, nhưng về lâu dài sẽ cho phép ông Tập định vị Trung Quốc ổn định hơn, có sức mạnh toàn diện hơn nước Mỹ của Trump.

Hiện tại, Mỹ chỉ dành một khoản tài trợ trong lĩnh vực AI không liên quan đến quốc phòng khoảng 1 tỉ USD hàng năm trong lúc lãnh đạo thiểu số Thượng viện Charles Schumer (đảng Dân chủ) tháng 11 năm ngoái đưa ra kế hoạch tài trợ 100 tỉ USD đầu tư vào AI và các lĩnh vực tiên tiến khác. Việc Mỹ thiếu chi tiền mạnh cho khoa học là lý do khiến Bắc Kinh tự tin về khả năng về quỹ đạo phát triển khoa học của Trung Quốc trong tương lai. Và ngay cả nếu chính quyền Mỹ theo kế hoạch của Schumer thì có khi vẫn chưa đủ.

Duncan phân tích: Nếu Mỹ đầu tư thêm 100 tỉ USD vào R & D (nghiên cứu và phát triển) trong 5 năm tới, tức là đầu tư 20 tỉ USD mỗi năm bắt đầu từ năm 2021, Trung Quốc vẫn sẽ duy trì vị trí dẫn đầu trong đầu tư R & D. Do vậy, Mỹ sẽ phải đầu tư hơn 100 tỉ USD vào R & D nếu họ muốn duy trì vị trí dẫn đầu trước Trung Quốc. May mắn thay, Mỹ đủ khả năng để làm như vậy. Mỹ có thể chi hàng nghìn tỉ USD cho các gói cứu hộ thời COVID-19.

Mặc dù vậy, đảng Cộng hòa thời Trump lại quan tâm đến các công việc vật nhau với Trung Quốc hơn là tạo ra năng lượng sáng tạo mới. Chiến lược này giải thích tại sao trong nhiệm kỳ tổng thống của Trump, Trung Quốc trở nên lớn mạnh.

Không, chính phủ của Tập Cận Bình không được hưởng thuế đối với hàng hóa trị giá 500 tỉ USD mà Trung Quốc xuất sang Mỹ. Ông Trump nhắm đòn vào Huawei, đưa hàng chục công ty khác của Trung Quốc vào danh sách đen và khiến việc người Trung Quốc niêm yết trên các sàn giao dịch ở New York trở nên khó khăn hơn. Bắc Kinh cũng không vui khi trở thành một trong “những con bọ yêu thích trên Twitter của Trump hay bị cáo buộc vì cách xử lý trong khủng hoảng coronavirus.

Nhưng cách tiếp cận của Trump với COVID-19 phản ánh chính sách của ông đối với Trung Quốc. Trong cả hai chuyện, ông Trump chỉ lo xử lý bề nổi mà không phải các vấn đề gốc rễ. Trong cả hai chuyện, ông ấy rất thích làm màu, mê hoặc mọi người và thổi phồng các giải pháp. Trong cả hai chuyện, mọi thứ chắc chắn sẽ kết thúc tồi tệ cho nền kinh tế Mỹ trong 5 năm tới.

Mỹ đang mở rộng các nỗ lực nhằm hạn chế các công ty công nghệ Trung Quốc, sử dụng các biện pháp trừng phạt tác động đến các nhà cung cấp cho chính phủ, quân đội và các lĩnh vực khác của Trung Quốc. Tuy nhiên, Nhà Trắng đang làm gì để khơi dậy sự đổi mới của Mỹ? Nó giống như bạn cố gắng để giành chiến thắng một cuộc đua bằng cách làm chọc thủng lốp xe đối thủ. Bạn có thể chiến thắng hôm nay, nhưng chiếc xe kia vẫn sẽ nhanh hơn vào ngày mai.

Thay vào đó, chi 800 tỉ USD mỗi năm cho đến năm 2031 giống như bơm xăng liên tục cho chiếc xe của bạn lao băng băng lên trước. Đừng nghĩ về khoản tiền 8 nghìn tỉ USD (trong 10 năm) này như một hóa đơn đắt đỏ. Hãy nghĩ về nó như là tiền mua vé VIP để Mỹ ngồi trên hàng ghế đầu thay vì nấp sau lưng ở vị trí thứ 2.

Anh Tú (dịch)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
9 phút trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ cần đổ tiền đúng chỗ để tránh cảnh bị sốc trước tham vọng của Trung Quốc