Theo Science Robotics и Science Today, các nhà khoa học ở Đại học Stanford (Mỹ) đã phát triển loại máy bay không người lái đầu tiên có thân được phủ lông vũ thật. Điều này làm cho máy bay không người lái dễ bay hơn, đặc biệt là trong điều kiện gió to.
Các nhà nghiên cứu đã lấy cảm hứng từ cách chim điều khiển chuyến bay của chúng. Để làm điều này, họ đã nghiên cứu các bộ xương và lông chim bồ câu, chúng bay đặc biệt tốt trong điều kiện không khí hỗn loạn. Họ đã đánh giá các chuyển động của bộ xương của các loài chim, bao gồm các chuyển động của "cổ cánh chim" và "các ngón tay chân chim" để kiểm soát bộ lông chính và lông phụ.
Các nhà nghiên cứu đã tái tạo cấu trúc cơ học tương tự trong một máy bay không người lái, nhưng với một ổ dẫn động cánh quạt. Thân của máy bay không người lái là một khung nhựa mềm với GPS tích hợp và điều khiển từ xa, còn lông chim bồ câu được gắn trên đôi cánh cơ động. Thiết bị đã trở nên nhẹ hơn và bền hơn nhiều so với các nguyên mẫu trước đây được làm bằng sợi thủy tinh.
Máy bay không người lái PigeonBot vẫn là một nguyên mẫu, mà nếu thành công, các nhà khoa học có kế hoạch sản xuất hàng loạt. Các kỹ sư lưu ý rằng việc trang bị máy bay không người lái với đôi cánh giống như chim sẽ giúp chúng dễ dàng hơn và do đó hiệu quả hơn, chúng có thể bay đường dài mà không cần sạc lại.
Vũ Trung Hương