Tiếng trống trận ở chân trời xa đang dần to khắp Biển Đông, khi Mỹ sẵn sàng hải chiến với TQ, tuyên bố quyết tâm ngăn chặn Trung Quốc độc chiếm hầu như toàn bộ Biển Đông.

Mỹ sẵn sàng hải chiến với Trung Quốc, bắt đầu gióng trống trận

Một Thế Giới | 31/05/2015, 11:46

Tiếng trống trận ở chân trời xa đang dần to khắp Biển Đông, khi Mỹ sẵn sàng hải chiến với TQ, tuyên bố quyết tâm ngăn chặn Trung Quốc độc chiếm hầu như toàn bộ Biển Đông.

Trong khi Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ashton Carter đến Singapore dự Đối thoại Shangri-la, nói hải quân Mỹ sẽ đưa tàu chiến và máy bay đến bất kỳ nơi nào họ muốn trong hải phận quốc tế, tuần dương hạm  Shiloh CG-67cũng cập cảng Vịnh Subic lịch sử ở tây bắc Manila (Philippines) sáng 30.5.

Sứ quán Mỹ ở Manila ra tuyên bố chuyến thăm của Shiloh trong chương trình tuần tra Thái Bình Dương của Hạm đội 7, và nó có khả năng xử lý những đe dọa từ trên không, trên biển và gần bờ.

Shiloh còn có thể sử dụng 2 trực thăng đa năng SH-60 Seahawk vào chiến tranh chống tàu ngầm, có 360 thủy thủ gồm 31 người Mỹ gốc Philippines sẽ giao lưu. Shiloh được đặt theo tên một trận đánh của Nội chiến Mỹ,  đóng xong ngày 18.7.1992, thuộc lớp Ticonderoga có trang bị tên lửa điều khiển. Tàu này có Hạm trưởng  Kurush Morris và trú đóng tại Yokosuka (Nhật Bản).

Tuyên bố cứng rắn của ông Carter tại hội nghị an ninh châu Á, cùng việc chiếc Shiloh ghé Vịnh Subic-căn cứ hải quân Mỹ lớn nhất trước khi Mỹ phải rút đi hồi hơn 20 năm trước là những tín hiệu Mỹ sẵn sàng hải chiến với TQ, dù ông Carter bắt đầu bài diễn thuyết rằng “Chúng tôi muốn có một giải pháp cho tất cả các tranh chấp”.

Các chuyên gia đều cho rằng tình hình Biển Đông sôi sục, có thể bùng nổ xung đột quân sự Mỹ-Trung  xung quanh quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nơi TQ đã bồi đắp thêm 600 hectare đất để xây căn cứ, đường băng trên các đảo nhân tạo mà họ xây trái phép.

Theo Forbes, các chương trình tin tức truyền hình Philippines cùng những nước khác đều chiếu hình ảnh TQ đang xây các căn cứ, đường băng đủ dài  cho bất kỳ loại máy bay nào.

Hiện tiếng súng chưa nổ, nhưng ông Carter kỳ vọng cuộc giao lưu của các lãnh đạo quân sự châu Á ở Singapore sẽ có một bộ quy tắc ứng xử, giúp thống nhất cả 10 nước thành viên Hiệp hội Đông Nam Á (ASEAN) ủng hộ một yêu cầu tự do hàng hàng hải và giải pháp hòa bình cho mọi tranh chấp.  

My san sang hai chien voi TQ
Tuần dương hạm Shiloh thả neo 
 Dù vậy, nỗi quan ngại một cuộc xung đột quân sự ngày càng tăng, khi máy bay tuần tra biển P-8 Poseidon của hải quân Mỹ bay giám sát một đảo nhân tạo trên quần đảo Trường Sa, nhằm thách thức TQ vốn ngang ngược nói là không phận lãnh thổ của họ, và họ có quyền xây dựng trên các đảo nhân tạo.

Việc TQ cải tạo đất ồ ạt trên Biển Đông đã khiến các nước láng giềng cùng Mỹ phải cảnh giác về những tham vọng quân sự của TQ ở vùng biển này. Hình ảnh vệ tinh chụp được bãi đáp trực thăng và đường băng, rõ ràng là để phục vụ mục đích, ý đồ quân sự. Song Bắc Kinh chưa bao giờ thừa nhận các công trình này phục vụ quân sự, nói việc xây đảo nhân tạo “cũng giống như xây nhà cửa, cầu đường, mở nông trại v.v….” và TQ đe doạ “sẽ có phản ứng cần thiết” với các chuyến bay tuần tra trên Biển Đông của Mỹ.

TQ còn khẳng định “sẽ bảo vệ lãnh hải” và chỉ trích các nước làng giềng “khiêu khích ở các đảo và bãi đá của TQ” !

Trong cuộc trả lời phỏng vấn của báo The Wall Street Journal hôm 29.5, Đại sứ TQ Thôi Thiên Khải tại Mỹ nói: “Chúng tôi phải bảo vệ cơ sở hạ tầng trên các đảo và bãi đá” trong khi xây dựng là “để tự vệ, không phải để tấn công các nước khác”. Ông cũng cảnh cáo “Mỹ âm mưu tái diễn Chiến tranh Lạnh ở châu Á”.

Chuyến thăm Vịnh Subic của tàu chiến Shiloh cho thấy sự điều phối thân cận giữa Mỹ với Philippines trong việc phòng thủ Biển Đông.

Các quan chức Mỹ nói sau chuyến thăm, Shiloh sẽ lại lên đường sau khi tiếp nhiên liệu và lương thực.

Câu hỏi đặt ra là Shiloh, đi cùng các tàu chiến khác gồm khu trục hạm và có lẽ cả tàu ngầm-sẽ đến gần các đảo nhân tạo của TQ hay không. Nếu có, nhiều khả năng là TQ sẽ lại đòi các tàu này phải lui ra xa. Và rất có thể sẽ có va chạm, bùng lên một trận hải chiến trên Biển Đông giữa Mỹ-TQ...
Bảo Vĩnh (theo Forbes)
Bài liên quan
Đêm nay miền Bắc lạnh, siêu bão Man-Yi đang tiến vào Biển Đông
Siêu bão Man-yi vẫn giật trên cấp 17, di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ 20 km/giờ và hướng vào vùng biển miền Trung. Biển động dữ dội.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 1: Giá bấp bênh, diêm dân vẫn quyết không bỏ nghề
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Nghề làm muối ở tỉnh Bạc Liêu đã hình thành và phát triển đến nay trên 100 năm. Với diêm dân, nghề muối là nghề phải “đội nắng tắm sương” mới tạo ra được hạt muối ngon.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ sẵn sàng hải chiến với Trung Quốc, bắt đầu gióng trống trận