Theo TASS, các nhà khoa học Nga đã phát triển loại mặt nạ giải phẫu tái sử dụng độc đáo với các bộ lọc có thể thay thế dùng cho quân đội và các bác sĩ làm việc trong đại dịch coronavirus.

Nga phát triển mặt mạ giải phẫu theo cấu trúc khuôn mặt người đeo

28/04/2020, 20:44

Theo TASS, các nhà khoa học Nga đã phát triển loại mặt nạ giải phẫu tái sử dụng độc đáo với các bộ lọc có thể thay thế dùng cho quân đội và các bác sĩ làm việc trong đại dịch coronavirus.

Mặt nạ giải phẫu dành cho quân nhân và bác sĩ có thể được in trên máy in 3D - Ảnh: Technopolis ERA

Các tác giả của công trình là cơ sở Technopolis ERA và Học viện quân y Kirov. Đây là những chiếc mặt nạ đầu tiên trên thế giới có thể được chế tạo riêng cho từng người theo cấu trúc khuôn mặt, mặc dù vẫn có phiên bản phổ quát cho tất cả.

Được biết, mặt nạ phẫu thuật mới có khả năng thay thế bộ lọc. Điều này làm cho nó hiệu quả nhất có thể. Mô hình mặt nạ được sản xuất trên máy in 3D. Hiện tại đã có sẵn 3 loại mặt nạ dành cho nam, nữ và trẻ em.

Báo cáo của các nhà phát triển cho biết đặc điểm chính của mặt nạ là cá nhân hóa nhiều hơn so với mặt nạ y tế tiêu chuẩn có tính đến những đặc điểm giải phẫu. Điều này sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm trùng trong điều kiện dịch tễ hoặc hóa học bất lợi.

Ngoài ra, các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu phát triển của các yếu tố mặt nạ cần thiết trong một đại dịch - mặt nạ có màn hình để bảo vệ vùng mắt. Loại mặt nạ này sẽ có thể thay thế kính bảo hộ cho các bác sĩ và binh lính hiện đang làm việc trong các ổ nhiễm coronavirus.

Vũ Trung Hương

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
6 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nga phát triển mặt mạ giải phẫu theo cấu trúc khuôn mặt người đeo