Đánh giá cao về các phương án xử lý nợ xấu của Ngân hàng Nhà nước, tuy nhiên, theo đại biểu Trần Ngọc Vinh việc để cho nhiều ngân hàng lỗ hàng chục nghìn tỉ trong thời gian dài là một lỗ hổng trong quản lý và cần có người chịu trách nhiệm với những khoản lỗ tại các ngân hàng 0 đồng.

Ngân hàng 0 đồng lỗ hàng chục nghìn tỉ: Ai chịu trách nhiệm?

Một Thế Giới | 03/11/2015, 05:19

Đánh giá cao về các phương án xử lý nợ xấu của Ngân hàng Nhà nước, tuy nhiên, theo đại biểu Trần Ngọc Vinh việc để cho nhiều ngân hàng lỗ hàng chục nghìn tỉ trong thời gian dài là một lỗ hổng trong quản lý và cần có người chịu trách nhiệm với những khoản lỗ tại các ngân hàng 0 đồng.

Về kết quả tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, phát biểu tại phiên thảo luận ngày 2.11, đại biểu Quốc hội Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) cho rằng, việc mua lại ngân hàng với giá 0 đồng đã nhận được đánh giá tốt từ cử tri.
Cụ thể, ba ngân hàng bị xếp loại yếu kém, cần được giám sát chặt chẽ và bị mua lại với giá 0 đồng bao gồm: Ngân hàng Xây dựng (VNCB), Đại Dương (OceanBank) và Dầu khí Toàn cầu (GPBank).
Đáng chú ý, theo báo cáo của Chính phủ, tính đến thời điểm này chưa lấy đồng nào từ ngân sách để tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. “Tôi đánh giá đây là giải pháp tốt, trong điều kiện hiện nay thì không có giải pháp nào tốt hơn. Nhiều chuyên gia thế giới đánh giá đây là giải pháp kịp thời”, ông Vinh nhận xét.
Vị đại biểu này cũng cho rằng, không lo ngại khả năng trong thời gian tới sẽ dùng ngân sách vì Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tính đến tình huống này. Ông Vinh cũng lạc quan, trong vài năm tới, sẽ có nhiều giải pháp khác và “chưa có căn cứ nào để nói sẽ lấy tiền ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu”.
Theo vị đại biểu này, với tình hình ngân sách eo hẹp như hiện nay, việc thu - chi chưa cân đối được mà còn “chi cho ngân hàng nữa thì ngân sách hụt rất lớn”. Ông Vinh nhấn mạnh, “không bao giờ cho phép lấy tiền ngân sách đắp vào khoản lỗ của các ngân hàng!”.
Ông Trần Ngọc Vinh cũng nhận định, việc để cho nhiều ngân hàng lỗ hàng chục nghìn tỉ trong thời gian dài là một lỗ hổng trong quản lý.
Cụ thể, theo đại biểu này, có một thời gian hệ thống ngân hàng bung ra nhiều quá, cơ quan quản lý không kiểm soát được. Trong khi đó, việc thanh tra kiểm tra còn rất nhiều hạn chế.
Theo đề nghị của đại biểu Vinh, NHNN cần rà soát, nếu còn thiếu sót về mặt chính sách thì phải sửa đổi. Đồng thời, với những người làm ngân hàng, nếu phát hiện sai phạm, cần phải xử lý theo luật pháp, như tịch thu tài sản, kể cả biện pháp hình sự.
Trước hết, với lãnh đạo của những ngân hàng bị mua 0 đồng, ông Vinh cho rằng, cơ quan quản lý trực tiếp hệ thống ngân hàng phải chịu trách nhiệm về khoản lỗ hàng chục nghìn tỉ đồng này.
Sau đó, cơ quan thanh tra giám sát cần phải xem khoản tiền kia chảy vào đâu, nếu vào túi cá nhân thì phải hình sự truy tố và xử lý theo luật pháp, vị đại biểu Hải Phòng đề xuất.
Bích Diệp - Dân Trí
>> Chủ nhân mới của biệt thự cổ 35 triệu đô là một nữ doanh nhân 8X? 
>> Cuộc chơi liều lĩnh của Trung Quốc khi xây đảo nhân tạo phi pháp
>> Cường Đôla được nhiều người ủng hộ khi có người yêu mới 
>> Đằng sau chuyện Tổng thư ký LHQ Ban Ki-Moon đến thăm nhà thờ dòng họ Phan
>> Tiểu Long Nữ có truyền nhân tại Việt Nam, mỹ nữ bán trà chanh kiếm 80 triệu/tháng
>> Á khôi xinh như hoa bị chỉ trích vì cho ôm thuê giá 5.000 đồng
Bài liên quan
Chuyển giao bắt buộc hai ngân hàng 0 đồng: Bước đầu thuận lợi cho chặng đường tiếp theo
Việc chuyển giao bắt buộc với GPBank và DongA Bank đã đánh dấu bước khởi đầu thuận lợi cho các ngân hàng, tạo cơ hội mở rộng hoạt động, triển khai các mô hình kinh doanh mới, hiện đại, đóng góp vào sự an toàn và ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
5 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ngân hàng 0 đồng lỗ hàng chục nghìn tỉ: Ai chịu trách nhiệm?