Để có nguồn vật liệu thay thế cát san lấp, tỉnh Cà Mau mời nhà khoa học đến địa phương này lấy mẫu bùn để trộn phụ gia và được Ngân hàng Thế giới (WB) đầu tư vốn làm ngân hàng đất.

Ngân hàng đất đầu tiên ở miền Tây

Duy Khang | 19/07/2018, 11:19

Để có nguồn vật liệu thay thế cát san lấp, tỉnh Cà Mau mời nhà khoa học đến địa phương này lấy mẫu bùn để trộn phụ gia và được Ngân hàng Thế giới (WB) đầu tư vốn làm ngân hàng đất.

Từ khi các tỉnh miền Tây gặp cảnh khan hiếm cát dẫn đến sốt giá vật liệu xây dựng, ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau đã gặp nhiều khó khăn. Hiện, tỉnh này cần 600.000m3 cát để thực hiện những công trình tái định cư cấp bách cho dân và đắp nền đê ven biển.

Giảm chi phí thông luồng các dòng sông

Ông Tô Quốc Nam, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Cà Mau, cho biết tỉnh này có 290.000ha đất nuôi trồng thủy sản được bà con nạo vét bùn hàng năm. Lượng bùn này rất nhiều mà không có chỗ chứa nên nhiều người lén lút bơm ra kênh rạch khiến cho dòng chảy bị tắc.

“Nông dân làm như vậy thì nhà nước sẽ tốn chi phí rất lớn để thông luồng cho tàu thuyền đi lại. Có ngân hàng đất thì sẽ giảm được khoản chi này”, lãnh đạo Sở NN&PTNT chia sẻ.

Ông Tô Quốc Nam- Ảnh: Hàm Yên

Để hài hòa giữa lợi ích của nhà nước và người dân, tỉnh Cà Mau tính đến phương án tận thu bùn nạo vét ao tôm. Phương án đưa ra là bùn bơm vào sà lan rồi bỏ chất phụ gia vào trộn đều để tăng độ kết dính trước khi đưa đến nơi cần san lấp.

Theo ông Nam, khi có vật liệu thay thế thì tuyến đê biển rộng 7,5m, dài 35km từ Sông Đốc của H.Trần Văn Thời đến Khánh Hội (H.U Minh) mới được thực hiện sớm. Hiện, nhiều nơi ở khu vực ven biển này đang đối mặt với tình trạng sạt lở.

“Các nhà khoa học đang có kế hoạch đến Cà Mau lấy mẫu bùn rồi trộn với chất phụ gia để xem độ kết dính như thế nào. Nếu tiền bỏ ra mua phụ gia và bùn thấp hơn giá cát thì phương án chọn vật liệu thay thế này sẽ khả thi”, ông Nam nói.

Ngân hàng đất 20 tỉ đồng

Cùng với việc tìm kiếm vật liệu thay thế cát, lãnh đạo Sở NN&PTNT Cà Mau đã cùng đại diện WB đến Hà Lan tham quan mô hình ngân hàng đất được đầu tư rất hiệu quả tại nước này.

Cách làm của Hà Lan là tổ chứcmột lực lượng chuyên đi nạo vét kênh mương từ nông thôn đến đô thị rồi mang về ngân hàng đất. Tại đây, đất được phân loại để làm phân hữu cơ trước khi trộn phụ gia để mang đi san lấp nền đường, công trình dân dụng...

Bãi chứa bùn của ngân hàng đất nằm cạnh kênh Bảy Háp- Ảnh: Hàm Yên

Sau chuyến thực tế của lãnh đạo, Sở NN&PTNT Cà Mau trình phương án cho Bộ NN&PTNT rồi được WB đầu tư 20 tỉ đồng để triển khai dự án ngân hàng đất duy nhất ở miền Tây. Hiện, dự án đang bước vào giai đoạn chuẩn bị khai thác bùn để đưa về “ngân hàng” dự trữ.

“Cà Mau mỗi năm có đến 10 triệu m3 đất bùn được nạo vét. Chúng tôi hỏi lãnh đạo các ngân hàng đất ở Hà Lan, được biếtnếu diện tích chứa đất khoảng 11ha như Cà Mau thì mỗi năm họ đạt doanh thu đến 3 triệu Euro. Chúng tôi làm ngân hàng đất là nghĩ đến tương lai vì việc khan hiếm cát chắc chắn sẽ còn kéo dài”, ông Nam chia sẻ.

Ngân hàng đất ở Cà Mau rộng 11ha nằm tại xã Trần Thới, H.Cái Nước. Điểm đầu của dự án giáp với đường đan dưới chân cầu Đầm Cùng, chạy dài đến cống Bào Chấu.

Hàm Yên
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
4 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ngân hàng đất đầu tiên ở miền Tây