Nếu so sánh với tỷ giá niêm yết tại Vietcombank hồi đầu năm (22.735 đồng/USD) thì tỷ giá tại ngân hàng hiện đã tăng 0,57%, còn giá USD tự do đã cao hơn khoảng 1,25%. Tình hình thị trường tiền tệ thế giới và trong nước lúc này dễ dẫn đến sự lo lắng cho tương lai của VND.

Ngày 19.6: Nhiều ngân hàng tăng giá USD

19/06/2018, 08:58

Nếu so sánh với tỷ giá niêm yết tại Vietcombank hồi đầu năm (22.735 đồng/USD) thì tỷ giá tại ngân hàng hiện đã tăng 0,57%, còn giá USD tự do đã cao hơn khoảng 1,25%. Tình hình thị trường tiền tệ thế giới và trong nước lúc này dễ dẫn đến sự lo lắng cho tương lai của VND.

Ảnh chỉ mang tính minh họa

USD tăng giá

Vào khoảng 8h10 sáng nay, chỉ số giá USD (US Dollar Index) đã giảm nhẹ so với phiên cùng giờ hôm qua, khi đo lường biến động của USD với 6 đồng tiền chủ chốt khác (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF). Theo đó, USD Index đang kéo dài xu hướng giảm kể từ 13h00 ngày 15.6 với mức 95,01 điểm (sáng 19.6 là 94,27 điểm).

Còn tại thị trường Việt Nam, hôm nay tỷ giá trung tâm VND/USD được Ngân hàng Nhà nước niêm yết ở mức 22.602 VND/USD, mức giá này đi ngang so với hôm qua. Với biên độ +/-3% đang được áp dụng, tỷ giá trần mà các ngân hàng áp dụng hôm nay là 23.278 VND/USD và tỷ giá sàn là 21.925 VND/USD.

Trong khi đó, tại nhiều ngân hàng thương mại, giá mua - bán USD hôm nay tiếp tục tăng. Chẳng hạn tại Vietcombank là 22.800-22.870 VND/USD, tăng 5 đồng; VietinBank niêm yết 22.810-22.880 VND/USD, tăng 5 đồng mỗi chiều giao dịch; ở BIDV là 22.805-22.875 VND/USD, tăng 10 đồng mỗi chiều giao dịch...

Vào ngày đầu tuần hôm qua (18.6), tỷ giá điều hành của NHNN chỉ tăng thêm 7 đồng/USD. Vietcombank giữ mức 22.785-22.855 đồng/USD cho chiều mua - bán đến gần hết ngày và chỉ tăng thêm 10 đồng/USD vào chiều tối. Một số ngân hàng cổ phần khác tăng thêm 20 đồng/USD. Trái lại, giá bán USD ngoài thị trường tự do tăng khá mạnh ngay đầu giờ sáng, vượt trên 23.000 đồng.

Lo lắng cho VND

Nếu so sánh với tỷ giá bán niêm yết tại Vietcombank hồi đầu năm (22.735 đồng/USD) thì tỷ giá tại ngân hàng hiện đã tăng 0,57%, còn giá USD tự do đã cao hơn khoảng 1,25%. Tình hình thị trường tiền tệ thế giới và trong nước lúc này dễ dẫn đến sự lo lắng cho tương lai của tiền đồng Việt Nam (VND).

Tuy nhiên trên trang NDH, ông Nguyễn Xuân Bình - Giám đốc phân tích của Công ty Chứng khoán KB Việt Nam cho rằng sẽ khó xảy ra việc VND mất giá như một số quốc gia, nếu có cũng chỉ ở mức độ nhẹ, chưa đáng lo ngại.

Lý do là chu kỳ kinh tế của Việt Nam đang ở giai đoạn sớm của chu kỳ hồi phục với lạm phát thấp, tỷ giá bình ổn dòng vốn đầu tư nước ngoài được duy trì ổn định mà không bị rút ra quá nhiều.

Cũng trên NDH, ông Bùi Nguyên Khoa - Trưởng nhóm vĩ mô và thị trường Công ty CO Chứng khoán BIDV (BSC) nhận định trạng thái xuất siêu, FDI và FII cùng nguồn kiều hối từ đầu năm là các yếu tố giúp Việt Nam có dư địa để ổn định tỷ giá thời gian qua.

Gần đây, World Bank nhận định tỷ giá của Việt Nam được duy trì tương đối ổn định. Điều này đúng hơn trong bối cảnh hiện hay. Việc USD tăng giá đã khiến nhiều đồng tiền quốc gia khác mất giá nhưng ông Khoa cho rằng VND dù có nhiều công cụ hơn để ổn định tỷ giá và áp lực với tỷ giá không thực sự lớn.

Ông còn cho biết hiện nguồn cung USD được đánh giá là khá tốt với dự trữ ngoại hối liên tục được tích lũy và ước đạt khoảng 63 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2018, tương đương 3,6 tháng nhập khẩu. Việc điều hành tỷ giá sẽ phụ thuộc vào việc giữ trạng thái cũng như khả năng có nguồn ngoại tệ cung ra kịp thời.

Về diễn biến tỷ giá từ nay tới cuối năm, ông Phan Dũng Khánh - Giám đốc tư vấn đầu tư Công ty CP Chứng khoán Maybank - Kim Eng nhận định, khả năng tỷ giá vẫn nằm trong tầm kiểm soát nhưng với mức độ tăng nhẹ chứ không mất giá mạnh như các quốc gia tăng lãi suất kể trên. Bởi vì VND được neo vào USD nên USD tăng giá phần nào kéo theo VND tăng so với các đồng tiền khác nên nhiều khả năng VND chỉ mất giá nhẹ so với USD.

Khó ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán Việt Nam

Biến động của tỷ giá tại thị trường chính thức (tỷ giá bán Vietcombank) ngày 18.6 ở mức 22.865 đồng, tăng 0,57% so với đầu năm và cũng không phải là mức cao nhất của năm 2018. So với các nước trong khu vực, VND vẫn ở mức rất ổn định (mạnh hơn các đồng tiền của Thái Lan, Philippines, Indonesia, tương đương Singapore).

Các yếu tố vĩ mô khác đều rất tích cực như tăng trưởng kinh tế cao, dòng tiền từ đầu tư trực tiếp hay gián tiếp nước ngoài đều gia tăng, kiều hối ổn định, xuất siêu và cán cân tổng thể và cán cân vãng lai đều thặng dư và dự trữ ngoại hối ở mức cao (64 tỷ USD) cho thấy Việt Nam đã ở vị thế tốt hơn rất nhiều so với trước đây trong việc đương đầu với việc Fed tăng lãi suất.

Ngoài ra, nợ nước ngoài của Việt Nam vẫn duy trì ở mức 50% GDP và các nhà đầu tư nước ngoài chỉ nắm giữ khoảng 5% tổng danh mục trái phiếu Chính phủ của Việt Nam. Do đó, khó xảy ra khả năng thị trường chứng khoán Việt Nam bị ảnh hưởng mạnh như một số nước trong khu vực.

Ông Phạm Lưu Hưng, Phó Giám đốc Bộ phận Phân tích và Tư vấn đầu tư khách hàng tổ chức Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn - SSI (theo NHD)

A.Thư

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
6 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ngày 19.6: Nhiều ngân hàng tăng giá USD