Lẩu thả là món ngon của miền biển Phan Thiết. Mỗi ai khi đến vùng biển này đều có thể thưởng thức món ăn dân dã này ở các resort sang trọng và dư vị của nó đã đọng lại trong mạch cảm xúc của người lữ khách phương xa.
Doanh nhân Hoàng Khải là người yêu thích cái đẹp, thích tìm tòi, khám phá cũng điều mới lạ trong kiến trúc và ẩm thực cũng không ngoại lệ. Trong một buổi chiều, ông đã chia sẻ với những người yêu mến mình những cảm xúc, dư vị món ngon dân dã của miền biển cùng kỷ niệm với người mẹ kính yêu của mình.
“Những ngày giáp Tết mưa lâm thâm, rét ngọt, đâu đó hồng màu bích đào ngõ phố Hà Nội như thế này làm mẹ nhớ quay quắt cái nắng vàng ươm của miền biển Phan Thiết mà con vẫn hay đưa mẹ đi chơi những lúc mẹ vào thăm. Và món lẩu thả của mẹ vào bữa trưa là khi vừa đặt chân mềm trên cát nóng vùng miền biển ấy.
Lẩu thả được làm bằng cá đục, cá suốt, nhưng ngon nhất vẫn là cá mai, một trong những loài cá đặc sản của vùng biển Phan Thiết, Bình Thuận. Muốn có lẩu thả ngon, trước hết phải chọn cá tươi từ sáng sớm khi thuyền chài vừa cập bến bình minh.
Dùng lưỡi dao bén cắt lấy hai bên thân cá, rồi trụng và rửa bằng nước chanh tươi cho khử mùi tanh. Sau đó, thịt cá vắt sạch trộn với ớt, tỏi đã được giã nhuyễn cùng với nước gừng già, phải đúng "gừng càng già thì càng cay" nhé.
Ngoài nguyên liệu là cá, lẩu thả yêu cầu còn phải có thịt heo ba chỉ luộc vừa chín tới, xắt nhỏ từng sợi; trứng gà chiên thái rối màu vàng ươm , còn khế xanh thái ngang, dưa chuột thái con kim cùng chút rau thơm. Lẩu Thả dùng với bánh tráng (bánh đa) nướng vàng và nước lèo chua mặn ngọt dịu êm . Nhưng bí quyết chính là ở nước chấm. Nước chấm phải từ nước mắm cá cơm nguyên chất Phan Thiết. Tất cả được đặt trên một cái nia với màu chủ đạo xanh lá chuối cùng các nguyên liệu được đặt riêng từng loại trông thật huyền ảo và lạ lẫm như sắc màu của đại dương. Món ăn càng trở nên hoàn hảo hơn khi điểm xuyết cho từng cánh hoa là một chiếc nhụy được làm từ đĩa cá suốt ướp. Nước lẩu được đựng trong thố đất nung với sắc màu đỏ cà chua trông thật bắt mắt, đi kèm là bún gạo trắng, nước dùng được làm từ cà chua nấu cho nhừ cùng tôm nõn và thịt heo thái sợi được đặt trên bểp than hồng.
Lẩu thả là một món ăn mà qua đó người ta có thể khám phá và thưởng thức hương vị với những triết lý sâu sắc và ý nghĩa của ẩm thực Việt Nam, dựa trên 5 yếu tố tuyệt vời của người Việt theo thuyết Phật giáo cổ đại. Theo nguyên tắc, các bữa ăn bao gồm sự kết hợp đầy đủ và hài hòa của các thành phần "sinh ra" bởi 5 yếu tố tự nhiên: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ có thể mang lại sức khỏe và năng lượng cần thiết cho con người. Tương ứng với 5 yếu tố tuyệt vời đó, 5 loại gia vị nên được sử dụng trong nấu ăn là: cay, chua, đắng, mặn, ngọt.
Bữa ăn được chuẩn bị phải thu hút và đánh thức 5 giác quan: hấp dẫn trực quan, hài hòa cho đôi mắt,dễ chịu cho hương vị và mùi thơm cho cái khứu giác tung hoành. Cuối cùng là bao gồm 5 màu sắc: trắng, xanh lá, vàng, đỏ và đen. Thịt heo luộc dưa leo, trứng chiên... Búp chuối, bún được ăn kèm với lẩu thả Nước lẩu ngon và đậm đà... Bánh tráng nướng được bẻ vụn. Cá mai hoặc có thể thay thế bằng cá suốt, thêm tí chanh và ớt.
Cách ăn thì không có gì cầu kỳ, mọi thứ được cho hết vào tô Sau đó thì cho nước lẩu vào... Mẹ thường chế biến nước chấm bằng chuối sứ, tỏi, me khô, ớt và đậu phộng rang cùng trộn và xay nhuyễn. Tỷ lệ chuối sứ chín, me, ớt và tỏi chính là bí quyết của loại nước chấm cho lẩu thả. Lẩu thả được trang trí bằng trên chiếc mẹt thô lót lá xuân và ăn với bún chính hiệu Hàm Tiến, Phan Thiết. Màu xanh của rau, màu vàng của trứng và đỏ hồng của thịt trong một cái mẹt tròn sẽ khiến ai cứ xuýt xoa và nhớ mãi hương vị đồng quê độc đáo của nó".
Hoàng Khải/ Ảnh: FBNV