Email rò rỉ từ một tờ báo Trung Đông là Al Jazeera đã tiết lộ cách nhân viên của họ gây chia rẽ trong vụ khủng bố tại tòa sọan báo châm biếm Charlie Hebdo.

Người Ả Rập lên án báo Charlie Hebdo sau vụ khủng bố tại Paris

Một Thế Giới | 11/01/2015, 10:00

Email rò rỉ từ một tờ báo Trung Đông là Al Jazeera đã tiết lộ cách nhân viên của họ gây chia rẽ trong vụ khủng bố tại tòa sọan báo châm biếm Charlie Hebdo.

Một loạt các email bị rò rỉ từ các nhà báo của tờ Al Jazeera phiên bản tiếng Anh, đã tiết lộ sự phân chia giữa các nhà báo liên quan đến vụ khủng tại Paris, cách gây chia rẽ quan điểm của dư luận đối với báo châm biếm Charlie Hebdo.

Theo đó, một số nhà báo đã cố gắng hướng quan điểm của công chúng vào các phân tích cho rằng báo Charlie Hebdo là “phân biệt chủng tộc” và “cực đoan”. Trong khi những người khác sẽ ra sức bảo vệ tờ báo, rằng nó cần được thực hiện để chứng minh bạo lực không thể kiểm soát “văn minh của thế giới tự do”.

Trong một email gửi cho nhân viên vào hôm thứ Năm, Salah-Aldeen Khadr, nhà biên tập và là giám đốc điều hành Al Jazeera- trụ sở tại London,  đã gợi ý những câu hỏi định hướng cho các nhân viên trong cuộc bao vây của cảnh sát tại khu vực ngoại ô Paris. Ông kêu gọi nhân viên của mình đặt các câu hỏi như “vụ tấn công có thực sự là vào tự do ngôn luận?” hay “Charlie Hebdo có là một tạp chí gây tranh cãi?”

Tuy nhiên, Khadr giải thích rằng các email được tạo ra nhằm đảo bảo khả năng nắm bắt toàn bộ thông tin của vụ khủng bố một cách tốt nhất. Nhưng việc nhận định báo Charlie Hebdo là phân biệt chủng tộc và cho rằng cuộc tấn công chỉ là “một cuộc đụng độ ngoài rìa của các phần tử cực đoan”, đã khiến công chúng Pháp tức giận.

Các email đã gây ra một cuộc tranh cãi giữa các luồng dư luận. Chỉ sau vài giờ được đăng tải, báo New York Times đã nhận định: “Nếu một nhóm các phần tử nào đó muốn giết bạn vì đã nói những điều gì đó, mà đó là thứ cần phải nói thì sao? Không thể để bạo lực đe dọa đối với tự do ngôn luận và đi ngược văn minh thế giới. Do đó, việc báo Al Jazeera làm có đúng hay không?”.

Ngược lại, một nhân viên của tờ Al Jazeera nhận định sau khi gặp phải các phản ứng của dư luận rằng, Al Jazeera cho rằng “Charlie Hebdo là không tự do ngôn luận, mà đã là sự lạm dụng các quyền tự do để đả kích người khác”. Nhưng ông cũng kêu gọi các đồng nghiệp cần phân tích kỉ vấn đề trước khi viết, nhằm đem đến cho người đọc cái nhìn khách quan nhất.

Một phát ngôn viên khác của tờ Al Jazeera lại nhận định: “Tờ báo của chúng tôi có thể coi là một kênh thông tin lớn, đa dạng và phát triển trên thế giới. Và sự vững mạnh đó bắt nguồn từ các cuộc thảo luận nội bộ của chúng tôi, do đó chúng tôi lên án vụ giết tấn công tại Paris, nhưng không đồng ý với một số quan điểm khác”.

Giới chức Pháp hiện vẫn chưa đưa ra bất cứ bình luận hay nhận định nào về vụ việc. Trong khi cảnh sát Pháp vẫn đang ráo riết truy lùng nghi can còn lại làHayat Boumeddienne , được cho là đã trốn đến Syria.

Hàn Giang (theo Daily Mail )

Bài liên quan
Cơ quan điều tra Hàn Quốc cân nhắc dùng biện pháp mạnh với Tổng thống Yoon Suk-yeol
Hãng Yonhap News đưa tin Văn phòng Điều tra tham nhũng quan chức cấp cao Hàn Quốc (CIO) đang cân nhắc dùng đến biện pháp mạnh để đưa Tổng thống Yoon Suk-yeol đến trụ sở tiếp nhận thẩm vấn do ông không hợp tác.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Nếu để lỡ thời cơ là có lỗi với đất nước và nhân dân'
4 giờ trước Sự kiện
Sáng 20.1 tại trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức gặp mặt các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy viên Trung ương Đảng các khóa nhằm ôn lại truyền thống vẻ vang 95 năm xây dựng, trưởng thành của Đảng (3.2.1930 - 3.2.2025); tri ân, tôn vinh đảng viên có nhiều công lao đóng góp cho Đảng, cho đất nước; thông tin về tình hình đất nước và chúc tết nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người Ả Rập lên án báo Charlie Hebdo sau vụ khủng bố tại Paris