Các cuộc thăm dò dư luận xã hội tại Mỹ sau một năm nhậm chức của Tổng thống Donald Trump mới đây đang cho một kết quả khá bi hài: đa phần người dân Mỹ cảm thấy bi quan hơn với Tổng thống Trump, trong khi lại hài lòng cao hơn dự đoán đối với tình trạng của nền kinh tế.

Người dân Mỹ hài lòng về nền kinh tế, không phải về Donald Trump?

06/02/2018, 06:32

Các cuộc thăm dò dư luận xã hội tại Mỹ sau một năm nhậm chức của Tổng thống Donald Trump mới đây đang cho một kết quả khá bi hài: đa phần người dân Mỹ cảm thấy bi quan hơn với Tổng thống Trump, trong khi lại hài lòng cao hơn dự đoán đối với tình trạng của nền kinh tế.

Người dân Mỹ đang gia tăng sự thất vọng với Donald Trump - Ảnh: Internet

Một sự kỳ lạ đến mức có thể xem là kỳ quặc đang hiện hữu tại nước Mỹ, đến mức có thể xem là cơ sở cho những nghiên cứu mới về mối quan hệ giữa chính trị và kinh tế, giữa nhà lãnh đạo và người dân ở Mỹ hiện tại. Đó là sự đối lập trong quan điểm của người dân Mỹ về nền kinh tế và vị tổng thống của mình. Về nền kinh tế Mỹ, đó là sự lạc quan thậm chí cao hơn mức dự báo; còn về Tổng thống Donald Trump, đó lại là một sự bi quan đến mức khá thảm hại.

Các cuộc thăm dò dư luận xã hội tại Mỹ sau một năm nhậm chức của Tổng thống Donald Trump mới đây đang cho một kết quả khá bi hài: đa phần người dân Mỹ cảm thấy bi quan với Tổng thống Trump, trong khi lại hài lòng cao hơn dự đoán đối với tình trạng của nền kinh tế.

Cụ thể, mức độ hài lòng này hiện đang đạt mức cao nhất kể từ thời điểm 3 năm cuối của nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Bill Clinton hay kể cả những tháng nhậm chức đầu tiên vốn đạt mức hài lòng cao nhất của Tổng thống George W.Bush. Điều này được chia sẻ bởi người dân Mỹ lẫn các nhà đầu tư. Trong tháng 1.2018, chỉ số Dow Jones S&P 500 đã tăng tới 5%. Vào tuần trước, các con số thống kê chỉ ra rằng niềm tin tiêu dùng hiện tại ở Mỹ đang đạt mức cao nhất trong vòng 17 năm trở lại đây.

Tuy nhiên, bất chấp tình hình sáng sủa của nền kinh tế, mức tín nhiệm của người dân Mỹ đối với người điều hành cao nhất là Tổng thống Donald Trump lại sụt giảm mạnh sau một năm nhậm chức. Các cuộc thăm dò cho biết ông Trump ít được tín nhiệm và yêu mến hơn so với hai người tiền nhiệm là George W.Bush và Barack Obama trong năm tại vị đầu tiên.

Peter Hart, một nhà phân tích của Đảng Dân chủ, cho biết: “Các tổng thống cũng giống như những chiếc xe hơi vậy, cái nào có bộ giảm xóc tốt hơn thì sẽ di chuyển dễ dàng hơn, các tổng thống nổi tiếng và được yêu mến hơn sẽ thuận lợi hơn cho việc triển khai công việc. Phải thừa nhận rằng, ông Trump đã có năm đầu tiên tại vị tương đối ảm đạm và xa lánh, xét trên khía cạnh quan hệ cá nhân”. Cụ thể, ông Trump bị đánh giá tiêu cực về tính khí, kiến thức và hình ảnh trước công chúng.

Mức đánh giá và xếp hạng của ông Trump đã tăng một chút vào tuần trước. Đó là kết quả của vai trò cá nhân và những vận động tích cực cho việc cắt giảm thuế thu nhập doanh nghiệp được ban hành vào tháng 1.2018, một động thái được ghi nhận như một sự cải thiện nền kinh tế. Tuy nhiên, có vẻ như ông Trump vẫn chưa sửa được thói quen đưa ra những thông tin không thực sự chính xác trong các bài phát biểu của mình, và nó đang khiến cho mức tín nhiệm và ưa thích đối với vị tổng thống này của người dân Mỹ tiếp tục giảm.

Điển hình như phát biểu rằng con số 200.000 việc làm mới được tạo ra hàng tháng kể từ khi nhậm chức của ông Trump là cao hơn 17% so với số việc làm thực tế được tạo ra trong những tháng cuối cùng trong nhiệm kỳ của ông Obama. Bộ Lao động Mỹ đã công bố bản báo cáo việc làm trong tháng 1.2018, và đúng là nền kinh tế Mỹ đã tạo ra khoảng 200.000 việc làm mới, so với con số trung bình khoảng 170.000 vào năm cuối nhiệm kỳ của ông Obama. Tuy nhiên, báo cáo của Bộ Lao động Mỹ cũng đã chỉ ra, rằng việc cắt giảm thuế chỉ đóng góp một phần mà thôi.

Tuy nhiên, công bằng mà nói thì Donald Trump không phải là vị tổng thống duy nhất từng đưa ra những tuyên bố hoặc số liệu không thực sự chính xác. Bản thân người tiền nhiệm Barack Obama cũng được ghi nhận đã vài lần đưa ra các thông tin không chính xác trong một số bài phát biểu của mình. Nhưng, nó cũng không đồng nghĩa với việc ông Trump bị oan uổng hay bị đánh giá khắc nghiệt hơn so với những người tiền nhiệm.

Thực tế thì đúng là chưa có tổng thống Mỹ nào lại có tiếng xấu là phát ngôn bốc đồng như ông Trump, nó diễn ra ngay từ chiến dịch tranh cử và tạo thành một ấn tượng xấu vẫn tồn tại đến tận bây giờ. Điều này đang gây ra những tác động xấu đối với hình ảnh của ông Trump, bất kể những nỗ lực đáng ghi nhận trong thời gian vừa qua.

Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, đó cũng có thể coi là một thế mạnh chính trị của Donald Trump. Nếu nền kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng ổn định, niềm tin sẽ quay trở lại và khi đó những phát biểu khá phô trương của ông Trump có thể sẽ được xem như biểu tượng của sự mạnh mẽ và quyết tâm. Steve Bannon, cố vấn cao cấp của ông Trump, cho biết: “Cần có thời gian để người dân Mỹ cảm thấy được đà tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế, và công sức của Tổng thống Trump khi đó sẽ tự nhiên được ghi nhận.”

Nhàn Đàm (theo Bloomberg)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
một giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người dân Mỹ hài lòng về nền kinh tế, không phải về Donald Trump?