Dù chính quyền TP.HCM đã ra mức phạt nặng từ 1.000.000 - 3.000.000 đồng đối với một lần vi phạm "xả" không đúng nơi quy định, nhưng vẫn còn nhiều người bất chấp. "Đái đường" không chỉ là bệnh mà đã thành "đại dịch" khó chữa.
Để nhắc sựtự trọng của nhữngaicó thói quen "tè bậy" trên vỉa hè, nơi công cộng, nhiều người đãbực bội, phảitrương khẩu hiệu "cấm đái". Thậm chí còn nặng nề hơn, trên tườnglà dòng chữ "Nơi đây là chỗ chó đái".
Thế nhưng, vẫn có người vẫn bất chấp,tìm một ven đường nào đó, dừng xe, mặt úp vào vách tường,tiểu bậy. Một gốc cây cũng có thể làchỗ tiểu tiện của một quýông vô ý thức.
Biển thông báo "nơi chó đái" bên cạnh băng rôn "cổng trường em sạch đẹp", "nhận dạy kèm"...
Trên váchvỉa hè củacon đường số 10, đoạn giữa Trường tiểu học Lương Thế Vinh và Trường THPT Lê Thánh Tôn (quận 7, TP.HCM), không biết ai treo một tấm biển carton với dòng chữ:"Cấm đái. Nơi đây, chỗ chó đái". Đáng buồn cườilà tấm biển "chó đái" này nằm cạnh tấm băng rôn "cổng trường em sạch đẹp", các biển quảng cáo dạy kèm, thuê nhà trọ...
Một người đàn ông bán cơm bình dân gần đó cho biết: "Ở đây mấy ông hay vào đái. La hoài cũng vậy".
Một phụ nữkhác cho biết không biết ai treo tấmbảng sốc đó, có thể là "tácphẩm" của một em học sinh bức xúc trước cảnh những người đáng tuổi cha, chú nhưng vô ý thức tè bậy trước trường mình. Bà khẳng định: "Treo thì treo chứ họ đái vẫn đái. Ban ngày đái, ban tối cũng đái". Nghe bà nói thế, chúng tôi không biết nên cười hay mếu.
Mong sao ai cũng nêuý thức giữ gìn vệ sinh công cộng, để đừng có những thông báo kiểu này
Nhà vệ sinh công cộng đã hiếm hoi nhưngcũng không sạch sẽ gì cho cam, khiến nhiều người cố nín nhịn để về đến nhà. Nếu không chịu nổi thì chỉ còn có cáchđi... uống nước. Nghe qua, có vẻ hài hước, bất hợp lý vàthiếu khoa học nhưng không còn cách nào khác nếu như ai đó không muốn... "làm bậy" ngoài đường. Nghĩa là phải gấp gápđi vào một quán nước, chui nhanh vào nhà vệ sinh,làm cái chuyện "giải quyết bầu tâm sự" trước. Sau đó mới quay trở ra gọi nước, chỉ là phầnphụ.
"Thỉnh thoảng cũng có người vào quán nước, gọi nước xong chẳng cần uống vì đã giải quyết xongmục đích chính, tính tiền, lấy xe đi ngay. Họ không có thời gian để uống ly nước",anh Thanh chủ quán cà phê Azzan trên đường 38, quận 7cho biết.
Sinh viên Hữu Tùng (Trường đại học Hutech) tủm tỉm chia sẻ kinh nghiệm: "Nhiều lúc bí quá, tôi kiếm cái siêu thị nào đó để vào. Toilet ở các siêu thị đa phần sạch sẽ. Nhưng nếu đang "cấp bách" mà phảichờ gửi xe thì cũng rất mệt mỏi".
Vỉa hè rộng rãi thế này, đừnglàm cho nó ô uế
Góc vỉa hè nồng nặc mùi khai giữa Trường tiểu học Lương Thế Vinh và Trường THPT Lê Thánh Tôn trên đường số 10, quận 7
Bài, ảnh: Dương Cầm