Một nghiên cứu của Hội đồng Thủy sản Na Uy (NSC) cho kết quả 60% người tiêu dùng được hỏi nói rằng họ tránh mua thủy sản gói bằng bao bì nhựa.

Người tiêu dùng có xu hướng tránh mua thủy sản gói bằng bao bì nhựa

Cẩm Bình | 12/01/2023, 11:06

Một nghiên cứu của Hội đồng Thủy sản Na Uy (NSC) cho kết quả 60% người tiêu dùng được hỏi nói rằng họ tránh mua thủy sản gói bằng bao bì nhựa.

NSC là tổ chức quảng bá thủy sản Na Uy. Nghiên cứu khảo sát 15.000 người tiêu dùng ở 15 quốc gia, cứ 10 người được hỏi thì 7 người tin rằng thủy sản phải được gói trong bao bì dùng vật liệu tái chế, nhưng 60% cho biết thông thường rất khó để biết liệu bao bì có phải loại có thể tái chế hay không.

Theo nhà phân tích NSC Lark Moksness: “Người tiêu dùng đang nhận ra tác động từ cuộc sống hằng ngày của họ đối với hành tinh, trong đó có lựa chọn thực phẩm và lựa chọn cá. Chúng tôi ghi nhận xu hướng suy nghĩ về nguồn gốc xuất xứ của cá gia tăng rất tích cực. Và giờ đây họ xem xét cả bao bì đóng gói thủy sản, nhiều người tránh thủy sản gói trong bao bì nhựa, mà lựa chọn vật liệu tái chế”.

ngseafood-packaging-photo-4.jpeg
Người tiêu dùng chú ý đến bao bì thực phẩm nhiều hơn - Ảnh: Getty Images

Ở Thái Lan, 77% người tiêu dùng tránh mua hải sản gói trong bao bì nhựa. Con số này ở Trung Quốc là 76%, ở Đức là 70%, ở Anh là 58%, ở Thụy Điển là 35%, ở Na Uy là 31%, ở Nhật Bản là 17%.

“Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng ta có thể làm nhiều hơn nữa để người tiêu dùng biết được chất liệu bao bì gói cá. Rõ ràng người tiêu dùng muốn hành động nhiều hơn và thay đổi hành vi dùng bao bì. Giảm thiểu sử dụng nhựa, đặc biệt là nhựa dùng một lần như bao bì thực phẩm là một trong những cách đơn giản nhất để tạo ra một tương lai bền vững hơn”, theo nhà phân tích Mokness.

Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP) xác định mỗi năm thế giới có thêm 400 triệu tấn chất thải nhựa. Theo NSC thì khoảng 36% lượng nhựa được sản xuất là dùng cho bao bì kể cả bao bì nhựa dùng một lần đựng thực phẩm và đồ uống.

Nhà phân tích Mokness nhận xét kết quả nghiên cứu vô cùng hứa hẹn, nhưng ông thừa nhận thay đổi hành vi người tiêu dùng trên quy mô lớn có thể vô cùng khó khăn do nhu cầu về sự tiện lợi gia tăng khiến con người ngày càng phụ thuộc đồ nhựa dùng một lần.

Bài liên quan
Đổi mới sáng tạo là chìa khóa để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành thủy sản
Ngày 22.11, tại Cần Thơ, Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức GIZ phối hợp với Cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) tổ chức hội thảo khởi động dự án “Cải thiện hệ thống tuần hoàn nước phục vụ nuôi trồng thủy sản bền vững và Tham vấn các giải pháp đổi mới sáng tạo ngành tôm Việt Nam nhằm thúc đẩy kinh tế tuần hoàn” (viết tắt là Dự án).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Điểm mới của lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7
một giờ trước Văn hóa
Ngày 22.11, Ban tổ chức Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7 tổ chức họp báo thông tin về lễ trao giải sẽ diễn ra vào ngày 29.11 tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người tiêu dùng có xu hướng tránh mua thủy sản gói bằng bao bì nhựa