Với tầng lớp người khá giả trung lưu ngày càng tăng nhanh và trẻ hóa hơn ở Việt Nam, thì nhu cầu về hàng tiêu dùng từ bia, quần áo... đến bất động sản và xe hơi cao cấp đều tăng. Trong số các nhu cầu đó, có cả du lịch.
Trong dịp Tết Nguyên đán, khi hàng triệu người lao động nhập cư rời cácthành phố để quay trở về quê hương đón Tết với gia đình thì nhiều người khá giả hơn lại chọn đón Tết xa nhà.
Trang Finance Times đánh giá tầng lớp trung lưu ở Việt Nam đang tăng nhanh và họ dẫn số liệu từ các công ty du lịch khẳng định năm nay số người Việt Nam ra nước ngoài trong dịp Tết Nguyên đánđông kỷ lục. Theo Euromonitor, người Việt Nam du lịch nước ngoài đã tăng trưởng với tốc độ 10-15%/nămtrong vài năm trở lại đây.
Bà Tạ Thị Thanh Tân, người đang làm việc cho một công ty nước ngoài, quyết định sẽ đến Angkor Wat ở Campuchia để đón Tết. Đây là chuyến xuất hành đầu tiên trong năm của bà Tân thay vì trở về quê nhà ở miền Trung.
Phạm Thái Quỳnh sống ở Hà Nội, nhân viên tiếp thị cho một công ty giáo dục đa quốc gia, đã cùng chồng bay đến khu nghỉ mát ở bãi biển Phuket của Thái Lan trong dịp Tết này. Tếtnăm ngoái, cô đã đến Đài Loan, còn 2016 thì cô chọn đónnăm mớiở Hồng Kông.
Cô gái 27 tuổi, nói: "Không có nhiều dịp để bạn được hưởngmột kỳ nghỉ dài. Tôi dùng thời gian nghỉ mỗi dịp Tết để đi ra nước ngoài".
Theo Euromonitor, lượng du khách Việt Nam ra nước ngoài năm ngoái đặt 7,5 triệu lượt, với Trung Quốc là điểm đến hàng đầu rồi đến Campuchia và Thái Lan. Theo Hiệp hội Du lịch Việt Nam, du khách Việt Nam đã chi 8 tỉ USD vào năm 2016 (chưa thống kê năm 2017) bỏ xa con số 3,5 tỉ USD năm 2012.
Lượt du khách Việt Nam ra nước ngoài năm 2017 (đơn vị là nghìn)
Grandviet Tour, một nhà điều hành du lịch tại Hà Nội, cho biết họ đã tổ chức 700-800 chuyến đi vào dịp Tết năm nay, so với 500-600 chuyến cách đây 5 năm. Hầu hết các chuyến đi trong năm nay là các chuyến đi theo nhóm và nhiều khách du lịch đã chọn tới châu Âu, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc thay vì quanh quẩn Đông Nam Á như trước. Ông Hoàng Thế Hậu, giám đốc điều hành của công ty nói: "Người ta không còn muốn giữ tiền trong túi mà muốn tận hưởng cuộc sống của họ".
Với tầng lớp người khá giả trung lưu ngày càng tăng nhanh và trẻ hóa hơn ở Việt Nam, thì nhu cầu về hàng tiêu dùng từ bia, quần áo... đến bất động sản và xe hơi cao cấp đều tăng. Trong số các nhu cầu đó,du lịch đóng vai trò nổi bật.
Theo nhóm nghiên cứu thị trường Nielsen, du lịch đứng trong số 3 sở thích hàng đầu của người Việt Nam, chỉ đứng sau ẩm thực và thời trang. Nhóm nghiên cứu đưa ra kết luận này dựa trên cuộc khảo sát đối 300 người trong độ tuổi 30-55 tại Hà Nội và TP.HCM, hai thành phố lớn nhất Việt Nam.
Anh Tú (theo FT)