Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư dẫn phản ánh của doanh nghiệp cho biết, để nhập khẩu 1 chiếc điều khiển cần trục xe nâng (1,2 kg) phải làm thủ tục 8 lần tại nhiều bộ phận khác nhau của 2 Bộ Công Thương và Bộ Thông tin - Truyền thông.

Nhập 1 chiếc điều khiển 1,2 kg phải làm thủ tục 8 lần tại 2 Bộ

Trí Lâm | 07/01/2018, 14:15

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư dẫn phản ánh của doanh nghiệp cho biết, để nhập khẩu 1 chiếc điều khiển cần trục xe nâng (1,2 kg) phải làm thủ tục 8 lần tại nhiều bộ phận khác nhau của 2 Bộ Công Thương và Bộ Thông tin - Truyền thông.

Chi phí lớn, thời gian kéo dài

Theobáo cáo về tình hình thực hiện Nghị quyết năm 2017, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết phí kiểm tra chuyên ngành hiện nay vẫn còn quá lớn. Ví dụ như quy định tại Thông tư số 285/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính, mức phí mới về kiểm dịch thú y tăng lên khiến chi phí kiểm tra chuyên ngành của một doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM tăng từ 300 triệu đồng/tháng lên gần 700 triệu đồng/tháng.

Bên cạnh đó, để nhập khẩu một lô hàng điện lạnh, doanh nghiệp phải tốn khoảng 70 triệu đồng (chưa bao gồm giá trị mẫu bị phá hủy) để thực hiện các loại kiểm tra như kiểm tra tương thích điện từ (EMC), kiểm tra hiệu suất năng lượng, hợp quy và dán tem CR, dán nhãn năng lượng…

Trong khi đó, nhiều sản phẩm từ các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới, có hàm lượng khoa học và công nghệ cao hơn hẳn công nghệ và máy móc kiểm định ở Việt Nam. Việc không chủ động thừa nhận các thương hiệu nổi tiếng đã gây lãng phí lớn cho doanh nghiệp và xã hội. Doanh nghiệp tính toán nếu một lô hàng nhập khẩu chỉ gồm vài chiếc thì doanh nghiệp không có lãi, thậm chí lỗ.

Cùng với đó, phí kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi tại Tổng cục Thủysản khoảng 40 - 50 triệu đồng cho lô hàng 60 - 70 tấn. Phí kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi tại Cục Chăn nuôi là 500.000 - 700.000 đồng/sản phẩm. Một lô hàng nhập khẩu thường gồm nhiều sản phẩm nên chi phí lên tới hàng chục triệu đồng/ lô hàng.

“Tình trạng chi phí kiểm tra chuyên ngành quá lớn một phần do quy định về phí, lệ phí kiểm dịch, kiểm định, thẩm định,…trong 4 Thông tư 230/2016/TT-BTC, 279/2016/TT-BTC, 285/2016/TT-BTC và 286/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định và nêu thêm, một lô hàng rời, hàng lỏng, đồng nhất, cùng xuất xứ, cùng người bán, chở trên cùng một chuyến tàu, của nhiều doanh nghiệp nhập khẩu, nhưng từng người nhập khẩu phải làm đầy đủ các bước thủ tục kiểm tra chuyên ngành.

“Với cách làm này, chưa kể sự rườm rà không cần thiết về thủ tục, giấy tờ, riêng phí kiểm tra chuyên ngành của một tàu hàng lên tới vài chục đến hàng trăm triệu đồng. Ví dụ, kiểm dịch thực vật tại cảng Cái Lân thực hiện lấy mẫu theo tàu, kết quả áp dụng cho cả tàu hàng, nhưng phí lại thu theo từng chủ hàng. Điều này là bất hợp lý và không phù hợp cam kết tại các FTA (phí ở mức tương xứng với dịch vụ đã cung cấp)”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu quan điểm.

Cơ quan kiểm dịch yêu cầu nhất thiết phải có giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu hoặc có giấy này nhưng cơ quan kiểm dịch nghi ngờ, tiến hành xác minh xong mới được đăng ký kiểm dịch gây khó khăn, tăng thời gian, chi phí, nhiều trường hợp gây thiệt hại cho doanh nghiệp do hàng hóabị hư hỏng. Một doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng gỗ cho biết mỗi năm doanh nghiệp phải chi phí hàng chục tỉ đồng (có tháng tới 2,5 tỉ) tiền lưu kho bãi vì yêu cầu này.

Ngoài tốn kém chi phí, thủ tục kiểm tra còn kéo dài. Với mặt hàng thức ăn chăn nuôi, kiểm tra chất lượng tại Cục chăn nuôi kéo dài tới 14 ngày; tại Tổng cục Thủysản nhanh nhất là 3 tuần. Thời gian đăng ký dán nhãn năng lượng tại Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương) thường khoảng 3 tuần.

Số lượng văn bản điều chỉnh hoạt động quản lý, kiểm tra chuyên ngành nhiều, khoảng 430 văn bản. Tỷ lệ các lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành tại giai đoạn thông quan vẫn chưa giảm (ở mức 30 - 35%), trong khi mục tiêu của Nghị quyết 19 đặt ra là giảm xuống còn 15% trong năm2017; phạm vi mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành quá rộng và có xu hướng ngày càng tăng.

Quản lý chồng chéo

Trong khi đó, việc quản lý, kiểm tra chuyên ngành chồng chéo giữa các Bộ (Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Bộ đội Biên phòng và Hải quan,...) trên các lĩnh vực vẫn chưa được cải thiện (ngoại trừ những thay đổi tích cực trong phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP tại Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 38).

Ví dụ, kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động thuộc quản lý của 10 Bộ theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP.

Cũng theo phản ánh của doanh nghiệp, để nhập khẩu 1 chiếc điều khiển cần trục xe nâng (1,2 kg) phải làm thủ tục 8 lần tại nhiều bộ phận khác nhau của 2 Bộ Công Thương và Bộ Thông tin và Truyền thông.

Trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mặt hàng thức ăn chăn nuôi/nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nhiều trường hợp cùng bị kiểm tra tại các cơ quan thú y, kiểm dịch thực vật, Cục Chăn nuôi, Tổng cục Thủy sản...

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp phản ánhthủ tục kiểm tra chuyên ngành tại Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) rất khó khăn, phức tạp, tốn nhiều thời gian, chi phí.

Theo phản ánh của doanh nghiệp thì Cục chăn nuôi chỉ có 1 cán bộ phụ trách toàn bộ các công việc cấp giấy chứng nhận chất lượng hàng hóacho các doanh nghiệp trên cả nước nên thời gian thực hiện nhanh hay chậm, dễ hay khó hoàn toàn phụ thuộc vào cán bộ này. Tình trạng này tương tự như việc cấp văn bản đồng ý kiểm dịch tại Cục Thú y.

Thông tin về vấn đề này, Cục Chăn nuôi cho biết, để khắc phục bất cập,Cục đã làm việc với cơ quan hải quan cửa khẩu và thống nhất sẽ yêu cầu các cơ quan kiểm tra và doanh nghiệp nhập khẩu tăng cường phối hợp trong hoạt động đăng ký kiểm tra, xác nhận chất lượng với các nhóm hàng thức ăn chăn nuôi là hàng xá có cùng một nguồn gốc (nhà cung cấp) chở trên cùng một tàu thì phải lấy mẫu kiểm tra chất lượng ngay tại cảng trước khi các doanh nghiệp đưa hàng về kho.

Đồng thời, kinh phí kiểm tra sẽ được chia đều cho các doanh nghiệp theo khối lượng hàng nhập khẩu, sẽ giảm được thời gian và chi phí kiểm tra chung với nhóm mặt hàng này.

Trước mắt để khắc phục được ngay tình trạng này thì các doanh nghiệp nhập khẩu có chung vận đơn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu nêu trên phải cung cấp đầy đủ thông tin về hàng hóa, chủ hàng trước khi tàu cập cảng Việt Nam gửi đơn vị kiểm tra tiến hành phương án kiểm tra chung cho tàu hàng.

Còn về lâu dài, theo Cục Chăn nuôi các doanh nghiệp nhập khẩu nên ủy thác cho một đại diện hợp pháp đứng ra ký hợp đồng thương mại với nhà cung cấp để vừa có được các chính sách khuyến mại ưu đãi vừa thuận lợi cho công tác kiểm tra thông quan.

Hoài Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhập 1 chiếc điều khiển 1,2 kg phải làm thủ tục 8 lần tại 2 Bộ