Dưới đây là những điều bạn cần phải tránh để không đẩy hôn nhân của mình đến bờ vực của sự đổ vỡ.

Nhiều cặp vợ chồng ly hôn vì những thói quen sai lầm này

Thùy Vân | 07/12/2017, 14:37

Dưới đây là những điều bạn cần phải tránh để không đẩy hôn nhân của mình đến bờ vực của sự đổ vỡ.

Liên tục cằn nhằn

Chúng ta đều biết những lời phàn nàn chẳng mang lại hiệu quả gì nhưng nhiều người vẫn không bỏ được thói xấu này. Kêu ca, nói to và dai còn khiến bạn đời cảm thấy bất mãn và dễ gây đổ vỡ hôn nhân.

Trách móc, chỉ trích và dán nhãn

Những điều này chỉ thể hiện sự coi thường bạn dành cho người mìnhđã thề yêu thương và chung sống suốt đời. Thái độ đó không khiến họ cải thiện các nhược điểm hay muốn cố gắng cùng bạn vun đắp hạnh phúc mà chỉ làm khoảng cách giữa hai người ngày càng xa.

Chịu đựng mọi thứ, xoa dịu mọi mâu thuẫn

Thái độ "thế nào cũng được" có thể giữ cho nhà bạn yên ắng nhưng sẽ khiến bạn dần chẳng còn vai trò gì trong gia đình. Cố nín nhịn sẽ khiến bạn ấm ức, luôn ở thế phòng thủ và miễn cưỡng. Như vậy thì còn gì vui trong hôn nhân?

Chiến tranh lạnh

Cuộc chiến tranh lạnh sẽ làm ngưng ngay trận cãi vã và xây lên một bức tường ngăn cách giữa hai vợ chồng. Điều này khiến mọi vấn đề sẽ không được giải quyết và sự ức chế, phẫn nộ càng leo thang.

Tự quyết định việc lớn

Đôi khi, bạn có thể một mình chọn màu sơn phòng tắm và chẳng sao cả. Nhưng nếu bạn tự ra quyết định lớn về tiền bạc, thời gian, con cái và cuộc sống gia đình mình mà không hề nghĩ đến bạn đời thì mọi chuyện lại khác. Điều này có thể khiến sự gắn kết gia đình bị rạn vỡ và hủy hoại.

Mất kiếm soát khi cãi nhau

Khi đang nói chuyện bình thường với chồng và đột nhiên bạn “tăng xông” lên thì đây là dấu hiệu không ổn chút nào. Khi làm thế bạn đã vô thức đẩy chồng mình ra xa, loại bỏ mọi khả năng giải quyết vấn đề 2 bạn đang gặp phải. Và không may nữa là phụ nữ lại thường là nguyên nhân khơi mào. Phụ nữ hay dễ nâng giọng hơn người đàn ông.

Trong khi đó, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng đàn ông có khả năng bình tĩnh lại nhanh hơn và phân tích tình hình một cách lý trí hơn. Còn phụ nữ thì lại dễ để cảm xúc chi phối mọi suy nghĩ và hành động. Nói thì dễ hơn làm, phụ nữ sẽ hét lên hoặc nói bằng tông giọng gay gắt, điều này khiến người đàn ông vô thức bị đặt vào trạng thái tự vệ. Thế có nghĩa, 2 người sẽ không thể có cuộc nói chuyện cởi mở nữa.

Nói xấu bạn đời sau lưng

Nghe thì có vẻ trẻ con nhưng kể xấu bạn đời của mình sau lưng họ dù chỉ là đùa cợt thôi lại là một thói quen vô cùng thông thường của các cặp đôi. Họ càng có hứng thú hơn khi nói chuyện với bạn bè của mình, những người cũng có chung thói quen đó. Họ thường hùa theo mà không kiểm soát được bản thân. Với họ chuyện này cũng chỉ nói cho vui hoặc đơn giản là xả cơn tức, ví dụ như “Chồng chị thế đã là gì với chồng em.” Nhưng trên thực tế, nó lại là dấu hiệu của vấn đề sâu xa hơn, đó là sự thiếu tôn trọng và sự gắn kết với bạn đời của mình. Điều này sẽ làm nảy sinh sự so sánh rồi thậm chí là chỉ trích và coi thường nhiều hơn.

Im lặng

Ứng xử bằng cách im lặng là thói quen của những người thụ động hay áp dụng nhưng nó lại dễ có tác động xấu đến mối quan hệ của bạn. Im lặng không những không giúp bạn kiểm soát được vấn đề mà nó còn khiến cho bạn cắt đứt sự kết nối với người kia. Hãy tìm ra cách giải quyết vấn đề một cách hiệu quả hơn thay vì chỉ im lặng cho qua hoặc chịu đựng.

Đem chuyện cũ ra “hâm lại”

Đã bao nhiêu lần khi hai người cãi nhau, bạn lôi mấy chuyện cũ rích từ mấy thế kỷ trước ra nói lại? Chiêu này có giúp giải quyết tình hình? Nếu không, tại sao bạn cứ mãi nhắc đi nhắc lại? Vấn đề là chuyện đó đã ngủ yên trong quá khứ, không thể nào thay màu cho kết quả được nữa.

Thiếu tôn trọng bạn đời

Đôi khi các cặp vợ chồng cho rằng việc gọi nhau là cô – tôi, anh – tôi, thậm chí nguyền rủa nhau hay chỉ ngón tay vào mặt là có thể chấp nhận được khi muốn thể hiện sự thất vọng. Tuy nhiên, thay vì lăng mạ nhau, tại sao bạn không nói chuyện bình thường? Khi tức giận, bạn thường hò hét, lên giọng nhưng thực tế những cuộc trò chuyện văn minh trung thực mới có hiệu quả trong một cuộc hôn nhân.

Có những quyết định tiền bạc đột ngột, không hỏi ý kiến nhau

Trước khi có con, cuộc sống của hai bạn có thể “rủng rỉnh”, thoải mái chi tiêu. Nhưng rõ ràng khi có một đứa trẻ ra đời, kinh tế là vấn đề cực kì quan trọng.

Nếu như bạn giàu có, mọi việc sẽ đơn giản hơn. Nhưng nếu như kinh tế gia đình chỉ ở mức trung bình, hãy đảm bảo rằng trước mọi quyết định, đặc biệt trong những việc lớn nên có sự thống nhất, bàn bạc từ hai phía.

Đừng tự ý quyết điều gì trong việc chi tiêu tiền lớn mà không hỏi ý kiến người còn lại. Lúc này, nỗi lo lắng cho tương lai của con có thể khiến người còn lại bực bội với cách tiêu tiền không kiểm soát và không tôn trọng của người kia.

Miên (t/h)
Bài liên quan
Trung Quốc: Bất mãn vì chia tài sản sau ly hôn, người đàn ông đâm xe khiến 35 người thiệt mạng
Trang Straits Times đưa tin, tại thành phố Chu Hải thuộc tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) vừa xảy ra một vụ đâm xe khiến ít nhất 35 người thiệt mạng và 43 người bị thương.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
5 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhiều cặp vợ chồng ly hôn vì những thói quen sai lầm này