Rời Hà Tĩnh ra Trung ương công tác, ông Võ Kim Cự để lại phía sau nhiều dự án với vốn đầu tư hàng nghìn tỉ đồng đang ngắc ngoải.

Những 'di sản' đầy tai tiếng của ông Võ Kim Cự

báo Tiền Phong | 25/02/2017, 11:14

Rời Hà Tĩnh ra Trung ương công tác, ông Võ Kim Cự để lại phía sau nhiều dự án với vốn đầu tư hàng nghìn tỉ đồng đang ngắc ngoải.

Liên quan trực tiếp đến đại dự án Formosa, cuối năm 2010, khi ông Võ Kim Cự vừa được bầu làm Chủ tịch UBND tỉnh, với ý tưởng đón đầu đưa con em trong tỉnh vào làm việc tại các dự án ở Khu kinh tế Vũng Áng, trong đó mục đích chính là cho dự án Formosa, UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt Dự án xây dựng Cơ sở đào tạo Cao đẳng nghề Vũng Áng - Hà Tĩnh, do Liên đoàn Lao động tỉnh Hà Tĩnh làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư hơn 500 tỉđồng (nguồn vốn ngân sách Trung ương, địa phương và xã hội hóa).

Dự án được triển khai xây dựng tại xã Kỳ Trinh, huyện Kỳ Anh lúc đó, nay thuộc phường Kỳ Trinh, TX.Kỳ Anh, với diện tích hơn 16ha, quy mô 5.000 học viên/năm. Sau nhiều năm xây dựng, nhìn bề ngoài, cơ sở đào tạo này như một công trình với hàng ngàn người làm việc tại đây.

Tuy nhiên, trao đổi với Tiền Phong, thời điểm năm 2013, ông Trần Đắc Hòa, Phó chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Hà Tĩnh nói rằngngôi trường hoành tráng này chỉ có hơn 100 học viên, trong đó chủ yếu là các em theo học bổ túc văn hóa.

Mục tiêu ban đầu của tỉnh Hà Tĩnh là xây dựng trường để đào tạo con em trong tỉnh trở thành những công nhân kỹ thuật, cung cấp cho dự án Formosa. Tuy nhiên, vị Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Hà Tĩnh thừa nhậnmục tiêu này đã thất bại. “Với trình độ của đội ngũ giáo viên hiện có, có đào tạo các học viên ra cũng không bao giờ các nhà thầu nước ngoài nhận vào làm”, ông Trần Đắc Hòa nói.

Dự án nước đội vốn 2.500 tỉđồng?

Đây là dự án đầy tai tiếng khi Thanh tra Chính phủ (TTCP) chỉ ra nhiều dấu hiệu bất thường như kinh phí ban đầu là 1.850 tỉđồng, nay chưa hoàn thành nhưng vốn bỏ ra đã lên 4.400 tỉđồng (đội vốn 2.550 tỉđồng), bao gồm vốn tự có, vốn vay và vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Theo kết luận của TTCP, dự án thể hiện sự “tiền trảmhậu tấu” nóng vội, chủ quan và duy ý chí. Như việc chủ đầu tư chỉ định thầu cho nhà thầu là cổ đông của chủ đầu tư khi chưa được Thủ tướng Chính phủ cho phép, chỉ định thầu trái luật…

Với mục tiêu cấp nước cho Khu kinh tế Vũng Áng mà chủ yếu là dự án của Formosa, dự án này nhận được sự quan tâm đặc biệt của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Kim Cự. “Đặc biệt, chủ đầu tư cần tăng cường đôn đốc, giám sát các vị tư vấn, nhà thầu để thi công công trình đảm bảo thời hạn cấp nước cho các nhà đầu tư trong Khu Kinh tế Vũng Áng như đã ký kết”, trích chỉ đạo của ông Võ Kim Cự trong một lần đến làm việc tại dự án.

Oái oăm thay, khi dự án đi vào hoạt động, đối tác số 1 là Formosa lại không “mua hàng”. Tức là không thực hiện cam kết như trước đây khi thực hiện dự án. Hiện chủ đầu tư của dự án như ngồi trên đống lửa vì Formosa không mua nước như cam kết ban đầu.

Dự án thép nghìn tỉ

Năm 2012, báoTiền Phongphản ánh Dự án sản xuất thép Vạn Lợi tại Khu kinh tế Vũng Áng, được ngân hàng giải ngân gần ngàn tỉđồng bỏ hoang đến hiện nay. Theo đó, năm 2008, dự án Nhà máy gang thép có công suất 500 nghìn tấn/năm được khởi công, với tổng mức đầu tư gần 1.500 tỉđồng, do Công ty cổ phần Gang thép Hà Tĩnh (GTHT) làm chủ đầu tư (vốn điều lệ 885 tỉđồng).

Dự kiến, nhà máy đi vào hoạt động năm 2010, giải quyết việc làm cho khoảng 1.200 lao động địa phương. Công ty GTHTgồm 4 cổ đông: Tập đoàn Thép Vạn Lợichiếm 58,4%; Công ty cổ phần Đầu tư khoáng sản Hợp Thành 34%, còn lại là của hai cổ đông cá nhân. Tổng thầu thi công dự án là một tập đoàn của Trung Quốc. Phần lớn tiền đầu tư bằng vốn vay ngân hàng.

Chỉ vài tháng sau khi triển khai, Công ty GTHT cơ bản đã đưa các hệ thống thiết bị về lắp đặt, xây dựng hệ thống nhà điều hành, nhà trộn… Đột nhiên, từ cuối năm 2009, những cán bộ, công nhân làm việc tại đây bắt đầu được chủ đầu tư thông báo tạm dừng thi công một số hạng mục và nó bỏ không cho đến nay.

Năm 2013, Công ty Sắt Vũ Quang (công ty con của Công ty GTHT) bán 4.500 tấn quặng sắt đã qua sơ chế cho một đối tác ở Quảng Ninh. Con tàu chở 4.500 tấn quặng đang làm thủ tục rời cảng Vũng Áng, bỗng dưng Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Kim Cự ra thông báo yêu cầu các cơ quan chức năng phải bốc dỡ 4.500 tấn quặng trở lại.

Gần nửa tháng con tàu bị giữ nhưng không có bất cứ cơ quan nào đứng ra nhận trách nhiệm về thủ tục tạm giữ con tàu này. Và con tàu đã rời cảng Vũng Áng kèm theo biên bản xử phạt hành chính của Cảng vụ Hà Tĩnh vì “chưa làm thủ tục rời cảng”.

Giám đốc Cảng vụ Hà Tĩnh thời điểm đó là ông Vương Bình Minh nói: “Lấy cơ sở gì mà giữ tàu của người ta. Mọi thủ tục đều đầy đủ hết, việc Cảng vụ Hà Tĩnh không làm thủ tục cho con tàu chở 4.500 tấn quặng rời cảng là vì thông báo của Chủ tịch Võ Kim Cự”.

Tại nhiều cuộc làm việcliên quan đến vấn đề nợ nần của Công ty GTHT, lãnh đạo các ngân hàng cho biết Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Kim Cự vẫn một mực ép các ngân hàng tiếp tục “bơm” tiền vào các dự án này.

Trao đổi với PVTiền Phongthời điểm năm 2013, ông Võ Tá Nam - Phó giám đốcNgân hàng Phát triển VN - chi nhánh Hà Tĩnh, chủ nợ lớn nhất của Công ty GTHT nói: Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh nhiều lần tổ chức các cuộc họp yêu cầu các ngân hàng tiếp tục cho Công ty GTHT vay tiền nhưng không được chấp thuận”.

Minh Thùy/Tiền Phong

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những 'di sản' đầy tai tiếng của ông Võ Kim Cự