Nếu trẻ được học những kỹ năng sống này ngay từ bậc mầm non thì khi lớn lên sẽ tự tin hơn, biết cách tự lập, biết tự vượt qua khó khăn và biết sống sao cho có ích với xã hội.
Dạy trẻ chơi với bạn bè
Cho con mình chơi đùa cùng các bạn, các bé hàng xóm. Khuyến khích con làm việc theo nhóm để con có thể tự mình quan sát, cảm nhận được những cảm xúc của người khác, từ đó con sẽ dễ dàng chấp nhận khi bị bất đồng quan điểm.
Sắp xếp đồ đạc
Kỹ năng này sẽ giúp trẻ có được thói quen ngăn nắp, gọn gàng ngay từ nhỏ; đây cũng là một phẩm chất tốt không phải ai cũng có.
Bố mẹ nên đồ đạc trong nhà được sắp xếp gọn gàng, đúng nơi quy định. Tất cả mọi thành viên trong gia đình, bao gồm cả bé cũng phải tuân theo luật lệ.
Với trẻ em, bạn nên nhắc nhở trẻ sau khi chơi thì xếp đồ chơi lại, quần áo mặc xong phải cho vị trí thường để không vứt lung tung,…
Dạy trẻ xin lỗi và tha thứ khi chúng mắc lỗi
Trẻ cần được hiểu rằng ai cũng có thể mắc sai lầm, không ai là hoàn hảo cả. Do đó, chúng cần được học cách nhận lỗi và biết bao dung tha thứ cho người khác.
Dạy trẻ kỹ năng bảo vệ môi trường xung quanh
Trẻ cần được giáo dục nhận thức rằng trái đất là môi trường để chúng tồn tại, do đó, chúng ta cần bảo vệ môi trường sống một cách cẩn thận, những hành động bảo vệ như: chăm sóc cây, vứt rác đúng nơi quy định…
Trồng cây và chăm sóc động vật
Con người và thiên nhiên cần phải sống hòa hợp với nhau, không thể tách rời. Một đứa trẻ biết yêu thiên nhiên, có lòng bảo vệ môi trường thì tâm hồn cũng sẽ đẹp.
Những kỹ năng như trồng cây hay chăm sóc vật nuôi là đơn giản nhất và phổ biến nhất được nhiều gia đình thực hiện.
Kỹ năng này không chỉ giúp bồi dưỡng cảm xúc tích cực mà còn giúp trẻ học cách tư duy, học cách tự lập và cả học cách chăm sóc người khác nữa.
Kỹ năng nói thật
Thông thường, trẻ em không biết nói dối nhưng lại học điều này rất nhanh và dễ dàng. Thực tế, ai cũng đã từng nói dối. Việc này không xấu và cũng không gây hại cho ai với một số trường hợp, như nói dối để tự bảo vệ bản thân hay để người khác không lo lắng về tình trạng sức khỏe... Tuy nhiên, trẻ còn quá nhỏ để biết được khi nào nên làm như vậy.
Vì thế, cha mẹ nên khuyên con nói ra suy nghĩ của bản thân, khen ngợi khi trẻ dũng cảm thừa nhận bản thân phạm lỗi hay nói dối để hạn chế thói quen này ở bé.
Kỹ năng tự phục vụ – tự chăm sóc bản thân
Bố mẹ cần dạy cho trẻ cách tự chăm sóc bản thân mình như: tự đánh răng, tự mặc quần áo, tự cất đồ chơi sau khi chơi xong, lau dọn những chỗ mình làm bẩn…
Thể hiện tình cảm, biết yêu thương chân thành
Yêu thương là một chuẩn mực đạo đức tốt đẹp của con người. Bố mẹ hãy dạy trẻ biết yêu thương bản thân và những người khác, cách trao và nhận yêu thương.
Quỳnh An (t/h)