Các nghiên cứu trước đây tập trung vào hành vi kiếm ăn độc đáo của rồng Komodo nhưng không liên quan đến hình thái, sự phát triển và thay thế răng độc đáo của chúng.
Kiến thức - Học thuật

Những phát hiện mới nhất về loài rồng còn sót lại trên Trái đất

Anh Tú 16:44 12/02/2024

Các nghiên cứu trước đây tập trung vào hành vi kiếm ăn độc đáo của rồng Komodo nhưng không liên quan đến hình thái, sự phát triển và thay thế răng độc đáo của chúng.

Khi nhìn quanh nơi ở của rồng Komodo, người ta phát hiện ra trên mặt đất có những chiếc răng rụng . Hiện tượng rụng răng đáng kinh ngạc này đã khiến các nhà “Rồng học” phải nghiên cứu về răng và hành vi kiếm ăn của loài bò sắt săn mồi này. Một nhóm ở Sở thú Toronto (Canada) đã thu thập rất nhiều chiếc răng rụng để tiến hành nghiên cứu, đồng thời đối chiếu với những hộp sọ trong bộ sưu tập xương các loài bò sát lớn của Bảo tàng Hoàng gia Ontario.

Các nghiên cứu trước đây tập trung vào hành vi kiếm ăn độc đáo của rồng Komodo nhưng không liên quan đến hình thái, sự phát triển và thay thế răng độc đáo của chúng. Nhóm nghiên cứu ở Toronto lần này đã kiểm tra răng và hàm của rồng Komodo trưởng thành và những con non rồi kết hợp với dữ liệu chụp cắt lớp vi tính (CT) và phân tích mô học (một kỹ thuật phổ biến để nghiên cứu cấu trúc vi mô của răng).

Họ phát hiện ra rằng răng rồng Komodo trưởng thành giống một cách đáng ngạc nhiên với răng của khủng long chân thú, với những răng mọc ngược rất chắc chắn có các cạnh cắt hình răng cưa được gia cố bằng lõi ngà.

komodo.jpg
Cấu tạo răng của rồng Komodo

Tiến sĩ Tea Maho, tác giả chính của bài báo về nghiên cứu này cho biết: "Chúng tôi rất vui mừng trước phát hiện này vì nó khiến Komodo trở thành mẫu sinh vật sống lý tưởng cho các nghiên cứu về lịch sử sự sống và chiến lược kiếm ăn của loài khủng long theropod đã tuyệt chủng".

Rồng Komodo, giống như hầu hết các loài bò sát khác (gồm cả loài khủng long theropod đã tuyệt chủng) thay răng liên tục trong suốt cuộc đời của nó. Dùng phân tích bằng mô học và hình chụp X-quang CT hộp sọ rồng Komodo, các nhà nghiên cứu nhận thấy mỗi vị trí răng trong hàm của rồng Komodo có thể được thay thế đến 5 lần.

Từ những chiếc răng rụng, hình chụp X-quang CT và phân tích từ mô học, các nhà nghiên cứu cũng thấy sự phát triển răng cực kỳ nhanh chóng ở loài thằn lằn lớn nhất được phong là Rồng.

Hầu hết các loài bò sát khác được biết đến thường chỉ có một hoặc nhiều nhất là hai chiếc răng thay thế ở hàm, và điều này cũng hiện diện ở hầu hết các loài khủng long chân thú. Có lẽ khám phá đáng ngạc nhiên nhất là loài Komodo bắt đầu mọc răng mới ở mỗi vị trí sau mỗi 40 ngày.

Đây là lý do tại sao có rất nhiều răng rụng trong chuồng rồng Komodo và đây cũng là lý do tại sao răng mới nhanh chóng thay thế răng chức năng cũ. Các loài bò sát khác, gồm hầu hết các loài khủng long theropod, thường cũng phải mất ba tháng để có một chiếc răng thay thế, đôi khi kéo dài tới một năm.

Tea Maho giải thích: “Vì vậy, nếu trong tự nhiên, rồng Komodo bị gãy một chiếc răng trong quá trình bắt hoặc xẻ thịt con mồi thì cũng không vấn đề gì, vì sau đó rất nhanh, một chiếc răng mới sẽ thay thế chiếc răng bị gãy”.

Vì nhóm nghiên cứu có hộp sọ và răng của cả rồng Komodo trưởng thành và rồng con nên họ cũng có thể phát hiện ra mối tương quan thú vị giữa răng của rồng Komodo và hành vi kiếm ăn của chúng.

Komodo con mới nở và Komodo con non có hàm răng mỏng manh hơn, không phù hợp với hành vi rụng răng điển hình của con trưởng thành. Các con non dành phần lớn thời gian trên cây, tránh con trưởng thành và chủ yếu ăn côn trùng hay động vật có xương sống nhỏ.

Khi chúng lớn lên đến kích thước trưởng thành, răng của chúng thay đổi đáng kể về hình dạng và khi nanh vuốt đủ mạnh, chúng sẽ rời cuộc sống trên cây để xuống mặt đất và trở thành kẻ săn mồi đứng đầu chuỗi thức ăn, có thể tấn công và tiêu diệt bất cứ thứ gì trong lãnh thổ của chúng.

Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy rằng răng cửa của Komodo trưởng thành rất nhỏ hoặc bị mất hoàn toàn. Hình thái răng bất thường này có liên quan chặt chẽ với hành vi dùng lưỡi của chúng. Rồng Komodo thường sử dụng chiếc lưỡi mảnh, chẻ đôi giống như rắn để kiếm mồi mà không cần phải mở miệng.

rong.jpg
Rồng Komodo là loài săn mồi đáng sợ

Là loài ăn thịt, rồng Komodo có chiếc lưỡi dài 30 cm và 60 chiếc răng sắc nhọn dài gần 2,8 cm. Tuy lực cắn của chúng không cao nhưng những chiếc răng này rất sắc nhọn và có một số mọc ngược nên rất nguy hiểm. Một khi Rồng Domoco cắn con mồi, răng chúng có thể cắn ngập đến xương và gây ra một đòn chí mạng cho con mồi.

Lực cắn không mạnh nhưng với chiếc cổ khỏe kết hợp với những chiếc răng ngược, rồng Komodo còn có sức xé rất mạnh. Đồng thời do hàm răng mọc không đều nên vết cắn nham nhở còn khiến con mồi bị đau dữ dội, khiến vết thương chảy máu, làm chậm quá trình di chuyển của con mồi.

Điều đáng sợ nhất trong vết cắn của rồng Komodo là con mồi bị nhiễm loại nọc độc cực kỳ nguy hiểm. Chúng có hai tuyến nọc độc ở hàm, loại nọc độc này chứa nhiều loại protein độc hại, một khi xâm nhập vào cơ thể động vật sẽ gây ra hiện tượng đông máu, khó thở và cuối cùng là bất tỉnh.

Các nhà động vật học đã phát hiện ra rằng độc tính của rồng Komodo vẫn rất mạnh, 4 mg có thể làm mất khả năng di chuyển của con người, 30 mg có thể dễ dàng giết chết một con trâu và tất cả nọc độc được lưu trữ trong cơ thể của chúng thậm chí có thể giết chết 40 con vật cùng một lúc.

Vì rồng Komodo thường xuyên ăn xác thối nên nước bọt của chúng chứa rất nhiều vi khuẩn. Đây cũng là vũ khí nguy hiểm của rồng Komodo vì nếu con mồi kháng được chất độc thì cũng không kháng được vi khuẩn và bị nhiễm trùng từ vết cắn.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
5 phút trước Theo dòng thời sự
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25.11.2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những phát hiện mới nhất về loài rồng còn sót lại trên Trái đất