Biểu hiện rối loạn tiêu hóa ở trẻ em rất đa dạng, điều quan trọng là gia đình nhận biết khi nào có thể chăm sóc tại nhà, khi nào cần đưa bé đi khám tại bệnh viện.

Những rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ mẹ nên biết

Bài PR theo HĐQC | 26/09/2018, 08:00

Biểu hiện rối loạn tiêu hóa ở trẻ em rất đa dạng, điều quan trọng là gia đình nhận biết khi nào có thể chăm sóc tại nhà, khi nào cần đưa bé đi khám tại bệnh viện.

Những biểu hiện của rối loạn tiêu hóa ở trẻ em từ 1 – 2 tuổi

BS CK1. Nguyễn Thị Ngọc Hương cho biết rối loạn tiêu hóa có nhiều biểu hiện, nhưng có thể tóm tắt một số biểu hiện thường gặp nhất như sau:

Nôn trớ:Là hiện tượng trào ngược những chất chứa trong dạ dày lên thực quản, nôn trớ thường gặp ở trẻ nhỏ do hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh, thức ăn chủ yếu ở dạng lỏng và tư thế của trẻ nằm nhiều hơn ngồi. Đến giai đoạn ăn dặm bột (thức ăn đặc hơn) và trẻ biết ngồi và đứng thì hiện tượng này sẽ giảm dần.

Tiêu chảy: Trẻ đi tiêu phân lỏng trên 3 lần mỗi ngày được gọi là tiêu chảy. Nguyên nhân thường do nhiễm trùng, loạn khuẩn đường ruột, chế độ ăn không phù hợp với lứa tuổi… tiêu chảy kéo dài có thể ảnh hưởng đến phát triển thể chất lẫn tinh thần.

Táo bón:Là tình trạng đại tiện dưới 3 lần mỗi tuần, hoặc đại tiện phân cứng, rặn đau, đôi khi có máu tươi bao quanh phân, táo bón thường đi kèm với chướng bụng, đau bụng, biếng ăn làm trẻ thường cáu gắt, chậm lên cân.

Kém hấp thu:Trẻ kém hấp thu thường ăn tốt nhưng không tăng cân. Tình trạng sẽ cải thiện nhanh chóng nếu trẻ được bổ sung các vi khuẩn có lợi (Probiotics) và chất xơ hòa tan (Prebiotics) giúp đường ruột tiêu hóa và hấp thu thức ăn tốt hơn.

Cần đưa trẻ bị rối loạn tiêu hóa đi khám tại bệnh viện khi các triệu chứng tăng lên, kèm với bỏ ăn, sốt cao hoặc kém tiếp xúc.

Làm sao phòng tránh chứng rối loạn tiêu hóa cho trẻ

Theo BS CK1. Trần Thị Minh Nguyệt, để tránh tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ, mẹ nên cố gắng duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, an toàn cho bé, cân bằng các nhóm bột, đạm, béo, rau củ quả, đảm bảo vệ sinh trong quá trình chế biến món ăn, pha sữa cho bé, thường xuyên đổi món trong thực đơn nhằm làm đa dạng bữa ăn giúp bé đỡ ngán và kích thích ăn ngon hơn cũng như giúp bé nhận đủ dinh dưỡng hơn.

Bé chơi đùa cùng mẹ

Rối loạn tiêu hóa khi đã biểu hiện đau bụng, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy, nôn trớ sẽ khiến trẻ kém hấp thu, chậm phát triển, ảnh hưởng đến chiều cao, cân nặng và trí thông minh của trẻ. Mẹ cần chú ý trong khâu chọn thực phẩm, chế biến thực phẩm và cân đối khẩu phần cho bé nếu muốn hệ tiêu hóa của bé không “trở chứng”.

Nắm bắt được nỗi lo của các bà mẹ cũng như mong muốn bé có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, không bị các rối loạn tiêu hóa làm chậm quá trình phát triển thể chất cũng như trí thông minh, các chuyên gia dinh dưỡng NutiFood đã nghiên cứu thành công và cho ra đời sản phẩm RISO OPTI GOLD mới.

RISO OPTI GOLD hiện đã có mặt trên các cửa hàng toàn quốc, với những phần quà hấp dẫn dành cho bé yêu

Sản phẩm dinh dưỡng RISO OPTI GOLD có công thức OPTI GOLD đặc biệt với hệ dưỡng chất Synbiotics, là sự kết hợp giữa chất xơ hiệu quả Prebiotics và vi khuẩn có lợi Bifidobacterrium lactis, bổ sung Alpha Lactalbumin, sữa non Colostrum, Lactoferrin như một kháng thể, DHA ARA, Axít Linoleic, Axít Alpha Linoleic, và đáp ứng 100% lượng vitamin khoáng chất theo quy định của Tổ chức Y Tế thế giới WHO/ FAO hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa táo bón, tăng cường sức đề kháng, tăng cân, tăng chiều cao, phát triển não bộ và thị giác.

Ngoài ra, mẹ có thể cực kỳ an tâm vì chất lượng sản phẩm dinh dưỡng RISO OPTI GOLD của NutiFood được đảm bảo bởi hệ thống quản lý chất lượng ABS-QE, Hoa Kỳ, đảm bảo an toàn vì quy trình sản xuất được kiểm tra nghiêm ngặt bởi các tiêu chuẩn Hoa Kỳ.

P.V
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Điểm mới của lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7
12 phút trước Văn hóa
Ngày 22.11, Ban tổ chức Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7 tổ chức họp báo thông tin về lễ trao giải sẽ diễn ra vào ngày 29.11 tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ mẹ nên biết