Hiệp hội các nước Đông Nam Á Caucus ASEAN (ASC) đã kêu gọi chính phủ các nước nên ưu tiên nhiều hơn nữa về các vấn đề về hạnh phúc và phúc lợi của tất cả người dân.

"Nóng" chủ đề quyền của cộng đồng LGBT tại Diễn đàn Nhân dân các nước Đông Nam Á

Một Thế Giới | 24/03/2014, 06:00

Hiệp hội các nước Đông Nam Á Caucus ASEAN (ASC) đã kêu gọi chính phủ các nước nên ưu tiên nhiều hơn nữa về các vấn đề về hạnh phúc và phúc lợi của tất cả người dân.

Các nhà hoạt động quyền LGBT hiện đang nỗ lực đấu tranh tại Diễn đàn Nhân dân các nước Đông Nam Á, diễn ra tại Myanmar từ ngày 21 - 23.03.2014, nhằm tiếp tục thúc đẩy 10 quốc gia thành viên tăng cường bảo vệ quyền lợi người của cộng đồng LGBT tại khu vực này.

Những thành viên thuộc khối (ACSC/APF) bao gồm: Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, và Việt Nam. Diễn đàn Hội nghị nhân dân Đông Nam Á được tổ chức ngay trước thềm Hội nghị thượng đỉnh ASEAN sẽ diễn ra vào tháng 5 cũng ngay tại Myanmar, quốc gia đảm nhận cương vị Chủ tịch ASEAN năm nay.
 Cộng đồng LGBT tại sự kiện
ASEAN SOGIE (Xu hướng tình dục và giới tính trong Tuyên ngôn Nhân quyền ASEAN) đòi hỏi pháp luật trực tiếp hoặc gián tiếp định tội công dân LGBT đều phải được bãi bỏ ngay lập tức. Tuyên ngôn này cũng đồng thời kêu gọi tất cả các cá nhân và các tổ chức nhân quyền cấp quốc gia thúc đẩy và bảo vệ quyền bình đẳng của mọi người dân. Hành động này nhằm đảm bảo quyền tiếp cận đối với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và xã hội bất kể xu hướng tình dục hoặc giới tính của họ.

Tuy nhiên, điều khoản về Khuynh hướng tình dục và xác định giới tính đã bị loại trừ khỏi Tuyên ngôn Nhân quyền ASEAN (AHRD) ngay sau đó, trong khuôn khổ của Ủy ban liên chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR ).

Chumaporn Taengkliang, nhà đồng sáng lập Nhóm Cùng nhau Hành động vì Quyền bình đẳng (TEA) từ Thái Lan phát biểu trong một tuyên bố: “Mỗi quốc gia của ASEAN có luật phân biệt đối xử dựa trên khuynh hướng tình dục hoặc giới tính, trái hoàn toàn với hiến pháp của họ về đảm bảo các quyền cơ bản và tự do cho mọi công dân. Trong khi đó, những nhà nước bạo lực dù bị xử phạt vẫn tiếp tục vượt ngoài tầm kiểm soát. Trong môi trường như vậy, chúng tôi phải đối mặt với các rào cản được hưởng đầy đủ các quyền cơ bản của mình, quyền tiếp cận các dịch vụ, và sống một cuộc đời trọn vẹn, có ý nghĩa, chứ không phải trong mặc cảm sợ hãi, xấu hổ và tội lỗi."

Tại Brunei, Singapore, Malaysia và Myanmar, quan hệ tình dục đồng giới là vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, không có thành viên nào trong số 10 quốc gia ASEAN hợp thức hóa hôn nhân đồng giới. 

Theo thông tin được đăng tải trên website của TEA vào hôm thứ sáu đã lưu ý rằng trong suốt phiên họp tổng thể, câu hỏi lớn “Liệu Tuyên ngôn Nhân quyền ASEAN có bao gồm các quy định về bảo vệ quyền LGBT quốc tế và khi nào được thông qua?” vẫn chưa hề có dấu hiệu được hồi đáp.

Nhóm này cũng báo cáo rằng khi ý kiến về quyền phụ nữ trong cộng đồng LGBT cần được gia tăng cùng với các vấn đề của phụ nữ nói chung, hội đồng nghị sự đã đi đến sự đồng thuận rằng các vấn đề trong cộng đồng LGBT quốc tế gây quá nhiều tranh cãi và hoàn toàn không mấy phù hợp cho các phong trào phụ nữ nhằm hỗ trợ nền tảng ASEAN. Hoạt đồng này cần được theo đuổi và nuôi dưỡng bởi các nhóm cá nhân hơn là một cộng đồng quốc tế lớn.

Bảo Nguyên (Theo Gaystarnews)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
4 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
"Nóng" chủ đề quyền của cộng đồng LGBT tại Diễn đàn Nhân dân các nước Đông Nam Á