Lập mô hình về cách các đại dương ứng phó với sự thay đổi khí hậu trên bề mặt Trái đất, các nhà khoa học Mỹ khẳng định rằng bất chấp xu hướng nóng lên của khí hậu toàn cầu, các vùng nước sâu thẳm dưới đáy Thái Bình Dương vẫn lạnh đi, tụt xa hơn so với khí hậu đang nóng lên trên Trái đất đến vài trăm năm và góp phần kiềm chế tình trạng khí hậu ấm lên.

Nước ở đáy Thái Bình Dương góp phần kiềm chế tình trạng khí hậu nóng lên

07/01/2019, 07:54

Lập mô hình về cách các đại dương ứng phó với sự thay đổi khí hậu trên bề mặt Trái đất, các nhà khoa học Mỹ khẳng định rằng bất chấp xu hướng nóng lên của khí hậu toàn cầu, các vùng nước sâu thẳm dưới đáy Thái Bình Dương vẫn lạnh đi, tụt xa hơn so với khí hậu đang nóng lên trên Trái đất đến vài trăm năm và góp phần kiềm chế tình trạng khí hậu ấm lên.

Nước ở đáy sâu Thái Bình Dương vẫn tiếp tục lạnh đi góp phần kiềm chế tình trạng khí hậu ấm lên - Ảnh : Flickr

Theo tạp chí Science, bất chấp xu hướng nóng lên của khí hậu toàn cầu, các vùng nước sâu thẳm dưới đáy Thái Bình Dương vẫn lạnh, tụt xa hơn so với khí hậu trên Trái đất đến vài trăm năm. Hiện tại, các lớp nước bề mặt có phản ứng với sự nóng lên, nhưng nước ở dưới sâu của đại dương có thể tiếp tục lạnh.

Vùng nước hiện nằm dưới đáy Thái Bình Dương đã từng ở trên bề mặt ngay cả trước khi bắt đầu Kỷ băng hà nhỏ (The Little Age Ice Age), vào khoảng thế kỷ thứ 9 - 12. Khi nhiệt độ bắt đầu giảm, nước trở nên lạnh hơn và đặc hơn, tụt xuống đáy. Mặc dù Kỷ băng hà nhỏ đã qua, nhưng mô hình của các nhà khoa học ở Viện Hải dương học tại Đại học Woods Hole và Đại học Harvard (Mỹ) cho thấy các lớp sâu có thể tiếp tục lạnh đi. Nhà nghiên cứu Peter Huybers, giáo sư địa chất học và khoa học Trái đất tại Đại học Harvard giải thích rằng khí hậu vẫn thay đổi trong suốt mọi thời gian. Chúng ta đã biết các giai đoạn ấm lên và lạnh đi luân phiên nhau ở cấp khu vực, chẳng hạn như Kỷ băng hà nhỏ (the Little Age Ice Age) và thời kỳ ấm Trung cổ (Medieval Climatic Optimum). Mục tiêu của các nhà khoa học là phát triển một mô hình về cách các đại dương ứng phó với sự thay đổi khí hậu trên bề mặt Trái đất.

Mô hình cho thấy rằng các lớp nước biển sâu nhất và các lớp nước đại dương bị tách biệt nhất vẫn có thể lạnh đi. Tuy nhiên, bất kỳ mô hình nào cũng sẽ sơ sài, vì vậy, các nhà khoa học đã so sánh mô hình với dữ liệu quan sát và đo lường trong chuyến hành trình của con tàu Challenger với cuộc thám hiểm nghiên cứu đáy biển vào các năm 1872 - 1876 và thực hiện khoảng 5.000 phép đo nhiệt độ nước.

Bằng cách điều chỉnh mô hình với việc sử dụng các dữ liệu này và so sánh chúng với các phép đo hiện đại, các nhà khoa học đã xác định độ sâu của các lớp nước lạnh là trên 2km dưới đáy đại dương. Theo các nhà khoa học, điều này có nghĩa là các lớp này bù đắp được 30% nhiệt lượng mà các đại dương hấp thụ trong thế kỷ 20.

Nhà nghiên cứu P.Huybers khẳng định tỷ lệ nhiệt đó cần thiết để đưa đại dương về trạng thái cân bằng với tình trạng khí nhà kính ảnh hưởng đến trạng thái nước ở độ sâu của Thái BÌnh Dương. Những kết quả này khuyến khích chúng ta hiểu được nguyên nhân của Kỷ băng hà nhỏ và thời kỳ ấm Trung cổ cũng như giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những xu hướng hiện tại của tình trạng ấm lên toàn cầu.

Vũ Trung Hương

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
2 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nước ở đáy Thái Bình Dương góp phần kiềm chế tình trạng khí hậu nóng lên