Sáng ngày 18.7, trả lời báo chí bên lề Hội nghị Tổng kết công tác bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, việc bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường nhập quốc tịch Malta khiến Hội đồng bầu cử hoàn toàn “bất ngờ”

Ông Nguyễn Hạnh Phúc: ‘Bất ngờ trước việc bà Hường nhập quốc tịch Malta

Trí Lâm | 18/07/2016, 14:48

Sáng ngày 18.7, trả lời báo chí bên lề Hội nghị Tổng kết công tác bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, việc bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường nhập quốc tịch Malta khiến Hội đồng bầu cử hoàn toàn “bất ngờ”

Theo ông Nguyễn Hạnh Phúc, việc bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường nhập tịch Malta là vi phạm luật Quốc tịch Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến phiên họp thứ 7 HĐBCQG ngày 15.7, Hội đồng bầu cử Quốc gia không nhận được bất cứ phản ánh nào về việc bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường đã nhập quốc tịch Malta.

"Việc này làm chúng tôi hoàn toàn bất ngờ và ngay lập tức HĐBCQG đã họp khẩn cấp và bà Nguyệt Hường đã có đơn xin rút. Đến thời điểm này, cơ quan chức năng chỉ cung cấp việc nhập quốc tịch nước khác của bà Nguyệt Hường mà chưa bổ sung thông tin nào khác. Cũng vì lý do này mà bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường viết xin thôi không làm ĐBQH nữa vì tự xét không đủ điều kiện” – ông Phúc nói.

Cũng theo ông Phúc, trong hồ sơ ứng cử ĐBQH cũng không có mục kê khai quốc tịch nên không thể nói là bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường đã kê khai không trung thực.

Về một số ý kiến băn khoăn rằng một người có thể có đồng thời hai quốc tịch, ông Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng, có thể do hiểu chưa đúng về quy định trong luật Quốc tịch mà người ta cho rằng đó là không vi phạm.

Lý giải cụ thể, ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, người Việt Nam ra nước ngoài thì tùy từng nước mà họ cho phép có 2 hay 1 quốc tịch. Tuy nhiên, Luật Quốc tịch Việt Nam quy định rõ công dân nước Việt Nam chỉ có một quốc tịch được công nhận là quốc tịch Việt Nam.

Theo đó, khi công dân muốn có một quốc tịch nước ngoài thì phải xin thôi quốc tịch Việt Nam. Vi phạm sẽ bị thu lại 1 quốc tịch. Còn nếu công dân Việt Nam ở nước ngoài đã có quốc tịch nước ngoài thì về Việt Nam vẫn có thể được cấp quốc tịch Việt Nam và chỉ được dùng 1 quốc tịch khi ở Việt Nam,

Ông Nguyễn Hạnh Phúc cũng thông tin thêm, việc rà soát là đương nhiên từ nay đến hết nhiệm kỳ. Nếu như xác định có trường hợp nào vi phạm trong quá trình làm ĐBQH thì vẫn tiến hành bãi miễn tư cách ĐBQH.

Được biết, bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường là ứng viên ĐBQH do MTTQ giới thiệu, thuộc cơ cấu doanh nghiệp, ứng cử tại thành phố Hà Nội.

Tại hội nghị này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng cho biết, bên cạnh những thuận lợi, kết quả nhất định thì cuộc bầu cử vẫn vướng vào những khó khăn. Đó là tình hình hạn hán nghiêm trọng ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, xâm nhập mặn ở ĐBSCL; sự cốhải sản chếtbất thường do ô nhiễm môi trưởng ở 4 tỉnh ven biển miền Trung; sự chống phá quyết liệt của các lực lượng thù địch...

Tổng Bí thư cho rằng còn một số vấn đề cần được đánh giá kỹ để rút kinh nghiệm. Tại hội nghị, đề nghị các đại biểu thảo luận, đánh giá bổ sung thêm để làm rõ nguyên nhân, phân tích sâu hơn những hạn chế, bất cập và có những đề xuất, kiến nghị cụ thể nhằmnâng cao chất lượng công tác chuẩn bị, tiến hành bầu cử trong nhiệm kỳ tiếp theo.

"Chúng ta vui mừng với kết quả bầu cử, đồng thời cũng nhận rõ nhiệm vụ đặt ra trong thời gian tới là rất nặng nề. Mỗi ĐBQH và HĐND các cấp cần nỗ lực phát huy vai trò, trách nhiệm của mình, hoàn thành tốt nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, đưa đất nước tiếp tục phát triển nhanh, bền vững, xứng đáng với niềm tin và sự mong đợi của nhân dân và cử tri cả nước"- Tổng Bí thư nhấn mạnh.

Trình bày báo cáo tổng kết công tác bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng bổ sung thêm hạn chế của cuộc bầu cử vừa qua là không bầu đủ 500 ĐBQH như Uỷ ban Thường vụ Quốc hội dự kiến; trong đó có người trúng cử, có sai sót trong phiếu bầu phải hủybỏ và bầu lại, sơ suất trong số phiếu phát ra, thu vào, có bầu hộ, bầu thay,cơ cấu, số lượng phân bổ đại biểu chưa đạt được như định hướng...

Bà Tòng Thị Phóng cũng nhận định, việc Hội đồng bầu cử quốc gia phải “bác” tư cách đại biểu Quốc hội với 2 người trúng cử vì những vi phạm, không đáp ứng tiêu chuẩn làm Đại biểu Quốc hội chứng tỏ các cơ quan chưa làm tốt công tác hiệp thương giới thiệu ứng viên để đảm bảo kết quả bầu cử như dự kiến.

Phó thủ tướng Trương Hòa Bình cũng nêu một số hạn chế cần khắc phục.Đó là, Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND chưa phân định rõ thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến người ứng cử ĐBQH, người ứng cử đại biểu HĐND là cán bộ thuộc diện cấp trên quản lý.

Theo Phó thủ tướng, một số nội dung văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cơ quan Trung ương còn thiếu thống nhất về một số biểu mẫu, việc lập danh sách cử tri, trang trí và bố trí khu vực bỏ phiếu, phòng bỏ phiếu. Một số thành viên Tổ bầu cử còn chưa nắm vững kỹ năng, nghiệp vụ, còn để xảy ra vi phạm quy định về bầu cử. Việc chuẩn bị, giới thiệu người ứng cử một số nơi còn chưa tốt, có nơi phải tổ chức bầu lại, bầu thêm mới đủ số lượng theo quy định.

Trí Lâm
Bài liên quan
Bán nhà giá 1 euro cho người Mỹ thất vọng với kết quả bầu cử
Một ngôi làng trên đảo Sardinia của Ý đã nhìn ra cơ hội tiềm năng khi chính trị gia Donald Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ông Nguyễn Hạnh Phúc: ‘Bất ngờ trước việc bà Hường nhập quốc tịch Malta