Tình trạng bảo kê đang trở thành vấn nạn nguy hiểm, nhức nhối đe dọa trực tiếp cuộc sống, sinh hoạt và làm ăn bình thường của người dân. Hoạt động bảo kê còn gây mất trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng đến sự ổn định tình hình chính trị, xã hội của đất nước. Mới đây nhất là vụ hỗn chiến nghi liên quan đến bảo kê giữa các băng nhóm làm chết 2 người và bị thương 3 người ở Kon Tum, hay nhóm bảo kê máy gặt lúa bị người dân bắt giữ ở Thanh Hóa, bảo kê thu mua sầu riêng ở Đăk Lăk…

Phải mạnh tay xử lý triệt để tệ nạn bảo kê

Vĩnh Linh (CTV gửi mail) | 10/08/2018, 05:23

Tình trạng bảo kê đang trở thành vấn nạn nguy hiểm, nhức nhối đe dọa trực tiếp cuộc sống, sinh hoạt và làm ăn bình thường của người dân. Hoạt động bảo kê còn gây mất trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng đến sự ổn định tình hình chính trị, xã hội của đất nước. Mới đây nhất là vụ hỗn chiến nghi liên quan đến bảo kê giữa các băng nhóm làm chết 2 người và bị thương 3 người ở Kon Tum, hay nhóm bảo kê máy gặt lúa bị người dân bắt giữ ở Thanh Hóa, bảo kê thu mua sầu riêng ở Đăk Lăk…

Tình trạng bảo kê hiện nay không chỉ ở các lĩnh vực vui chơi, giải trí hoặc ngành nghề kinh doanh mang lại lợi nhuận cao mà bảo kê còn mở rộng đến các hàng hóa, dịch vụ có giá trị rất nhỏ như bảo kê thu mua vỏ lon phế liệu, bảo kê máy gặt lúa, mua bán nông sản… Nguy hiểm hơn bảo kê không còn là “đặc thù” của thành phố, đô thị lớn mà còn lây lan ra đến tận vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Trên thực tế có nhiều vụ việc rất nghiêm trọng liên quan đến bảo kê như các băng nhóm tranh giành địa bàn, hỗn chiến gây chết người. Hay các vụ việc gây bức xúc, phẫn nộ trong dư luận như nông dân không thể thu hoạch lúa, không bán được nông sản do bọn bảo kê ngang nhiên ngăn cản vì không có tiền chung chi cho chúng… Tuy nhiên, có thể nói chính quyền địa phương, các lực lượng chức năng một số nơi chưa giải quyết triệt để, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng bảo kê, vì thế, tệ nạn này càng lây lan, gia tăng rất đáng lo ngại.

Hoạt động của các băng nhóm bảo kê hiện nay rất tinh vi, chúng thường núp bóng làm ăn hợp pháp, chẳng khác nào “mafia” ở nước ngoài. Ví dụ, muốn bảo kê hàng quán nào đó là băng nhóm bảo kê đề nghị được thu mua vỏ lon phế liệu của quán nhậu, có trả tiền đàng hoàng. Tuy nhiên, “giá cả” thế nào là do các băng nhóm quyết định, buộc chủ quán phải tuân thủ.

Hay có trường hợp bọn bảo kê đề nghị được trông giữ xe cho các nhà hàng, khách sạn, tuy nhiên chúng không bao giờ trông coinhưng hàng tháng chủ quán vẫn phải đóng tiền. Như vậy, nếu nhìn vào thì không có gì là phạm pháp nhưng thực tế chẳng khác nào trấn lột, ăn cướp!

Có thể khẳng định, nạn bảo kê là rất nguy hiểm, gây mất trật tự an toàn xã hội, cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh lành mạnh của người dân. Đặc biệt, tệ nạn này là cơ sở, mầm mống cho các loại tội phạm khác phát triển như ma túy, mại dâm, đâm thuê, chém mướn, đòi nợ thuê…

Do đó, cơ quan chức năng cần vào cuộc quyết liệt, ra quân xử lý triệt để nhằm chấm dứt tệ nạn nguy hiểm này, góp phần đem lại sự bình yên cho mọi người dân. Bên cạnh đó, cần có cơ chế khuyến khích, bảo vệ người dân tố giác tội phạm để ngăn ngừa hiệu quả, triệt phá kịp thời. Bởi vì, dù núp bóng, che dấu hành vi phạm tội nhưng muốn bảo kê chúng cũng phải ra mặt để nhận tiền, lấy hàng. Vì vậy, nếu phát huy tinh thần đấu tranh phòng, chống tội phạm của mọi tầng lớp nhân dân thì tin rằng tội phạm sẽ không có “đất” sống, ít nhất là không có cơ hội phát triển tràn lan như hiện nay.

Vĩnh Linh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
9 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phải mạnh tay xử lý triệt để tệ nạn bảo kê