Trong tháng 10.2024, hệ thống của NCSC đã phát hiện 49 website giả mạo thương hiệu với mục đích lừa đảo được phát tán trên không gian mạng.
Khoa học - công nghệ

Phát hiện gần 50 website giả mạo thương hiệu với mục đích lừa đảo

Nhật Anh 23/11/2024 16:59

Trong tháng 10.2024, hệ thống của NCSC đã phát hiện 49 website giả mạo thương hiệu với mục đích lừa đảo được phát tán trên không gian mạng.

Cục An toàn thông tin đã phát hành Báo cáo An toàn thông tin mạng Việt Nam về Tình hình an toàn thông tin tháng 10.2024 và thống kê kết nối chia sẻ dữ liệu về mã độc, giám sát.

Theo đó, thực hiện công tác kiểm tra, rà soát an toàn thông tin trên không gian mạng, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) đã ghi nhận 125.448 địa chỉ website giả mạo cơ quan, tổ chức.

Chúng sử dụng website giả mạo này để lừa đảo, gây thiệt hại cho người dân trên không gian mạng, đồng thời gây thiệt hại nghiêm trọng đến uy tín, thương hiệu của chính cơ quan, tổ chức bị giả mạo.

Mục tiêu hướng tới của kẻ lừa đảo là lừa đảo người dân thông qua giả mạo các website của cơ quan chức năng, các tổ chức tài chính – ngân hàng, các sàn thương mại điện tử, các công ty lớn…

Trong tháng 10.2024, hệ thống của NCSC đã phát hiện 49 website giả mạo thương hiệu với mục đích lừa đảo được phát tán trên không gian mạng.

nganh-an-toan-thong-tin.jpg
Cục ATTT đã phát hành Báo cáo An toàn thông tin mạng Việt Nam về Tình hình an toàn thông tin tháng 10.2024 - Ảnh: Internet

Xu hướng tấn công mã hóa tống tiền tăng cao

Trong tháng 10.2024, Hệ thống giám sát kỹ thuật của NCSC đã ghi nhận có 56.496 điểm yếu, lỗ hổng an toàn thông tin tại các máy chủ, máy trạm, hệ thống thông tin của các cơ quan tổ chức nhà nước.

Ngoài ra, hệ thống giám sát, rà quét từ xa của NCSC đã phát hiện hơn 1.600 lỗ hổng trên 5.000 hệ thống đang mở công khai trên Internet. NCSC cũng đã ghi nhận 12 lỗ hổng mới được công bố, có mức độ ảnh hưởng Nghiêm trọng/Cao có thể bị lợi dụng để tấn công, khai thác vào các hệ thống của các cơ quan, tổ chức.

Thực hiện phân tích, theo dõi và dự báo, cảnh báo sớm xu hướng về tấn công mạng, Cục An toàn thông tin phát hiện xu hướng tấn công mã hóa tống tiền (ransomware) tăng cao trong thời gian gần đây. Đã có một số hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam bị sự cố tấn công, gây gián đoạn hoạt động và thiệt hại về vật chất, hình ảnh của các đơn vị, cũng như hoạt động bảo đảm an toàn không gian mạng quốc gia.

NCSC đã tiến hành thu thập, phân tích và phát hiện nhiều chỉ báo (Indicators of compromise) về tấn công mạng có thể ảnh hưởng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam.

Do đó, NCSC đề nghị các đơn vị cần chủ động rà soát máy chủ, máy trạm, rà soát toàn bộ các hệ thống giám sát theo các chỉ báo mà NCSC cung cấp, nhằm xử lý sớm các rủi ro trong hệ thống, liên tục cập nhật những chỉ báo về tấn công mạng, đặc biệt là chỉ báo đã được chia sẻ từ hệ thống của NCSC.

Đáng chú ý, trong tháng 10.2024, NCSC phát hiện 16 hệ thống của các đơn vị có kết nối đến hạ tầng botnet. NCSC đã thực hiện chia sẻ các thông tin botnet này đến các đơn vị thông qua hệ thống phát hiện cảnh báo sớm botnet.

1_b3555ee7d7(1).jpeg
Danh sách các website lừa đảo - Ảnh: NCSC

Đảm bảo tính liên thông, an toàn thông tin quốc gia

Về tình hình kết nối, chia sẻ dữ liệu giám sát, theo NCSC, đến tháng 10.2024 đã có 87 đơn vị (63 tỉnh/thành, 24 bộ/ngành) triển khai công tác giám sát an toàn thông tin và thực hiện kết nối chia sẻ dữ liệu giám sát với NCSC.

Thông qua kết nối chia sẻ dữ liệu giám sát từ 87 đơn vị, hệ thống kỹ thuật của NCSC ghi nhận 73/87 đơn vị có kết nối chia sẻ dữ liệu tương đối đầy đủ; 14/87 đơn vị không nhận được dữ liệu chia sẻ,

Theo ghi nhận từ hệ thống kỹ thuật của NCSC, còn tồn tại nhiều bộ/ngành, địa phương chưa thực hiện chia sẻ dữ liệu. Đề đảm bảo an toàn hệ thống thông tin quốc gia, Cục An toàn thông tin đề nghị các đơn vị khẩn trương triển khai nghiêm túc và chặt chẽ các quy định về thực hiện chia sẻ dữ liệu nhằm đảm bảo tính liên thông, an toàn và hiệu quả trong quản lý, điều hành hệ thống thông tin quốc gia.

Về tình hình triển khai giải pháp phòng chống mã độc, đến tháng 10.2024, NCSC cho biết có 88 đơn vị triển khai giải pháp phòng chống mã độc tập trung và thực hiện kết nối chia sẻ thông tin về mã độc với NCSC.

Tuy nhiên, theo báo cáo, còn 3 đơn vị là Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông, Ủy ban Dân tộc chưa thực hiện chia sẻ dữ liệu mã độc về Hệ thống kỹ thuật của NCSC.

Vì vậy, NCSC đề nghị các đơn vị thực hiện chia sẻ đầy đủ thông tin dữ liệu mã độc nhằm nâng cao năng lực phòng chống phần mềm độc hại, và thực hiện đánh giá chỉ số lây nhiễm phần mềm độc hại ở các bộ, ngành, địa phương.

Bài liên quan
Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo bằng mã QR thông qua các nền tảng kỹ thuật số
Mã QR đang ngày một trở nên phổ biến bởi tính tiện lợi nhưng lại vô tình tạo điều kiện để kẻ xấu thực hiện hành vi lừa đảo.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
6 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phát hiện gần 50 website giả mạo thương hiệu với mục đích lừa đảo