Phân tích dữ liệu về mô não của 1.000 người, các nhà khoa học nhận thấy mật độ virus herpes loại 6 và loại 7 tăng lên trong não của 30% bệnh nhân Alzheimer, trong khi không hề thấy các virus đó trong não những người khỏe mạnh trong nhóm đối chứng.

Phát hiện virus herpes trong mô não những người bị bệnh Alzheimer

Vũ Trung Hương | 23/06/2018, 05:15

Phân tích dữ liệu về mô não của 1.000 người, các nhà khoa học nhận thấy mật độ virus herpes loại 6 và loại 7 tăng lên trong não của 30% bệnh nhân Alzheimer, trong khi không hề thấy các virus đó trong não những người khỏe mạnh trong nhóm đối chứng.

Theo tạp chí Neuron, mặc dù bệnh Alzheimer rất phổ biến, nhưng cho đến nay, y học vẫn chưa rõ nguyên nhân chính xác gây bệnh; và mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện sự xuất hiện của bệnh Alzheimer có liên quan với sự hiện diện của virus herpes trong các mô não.

Được biết, virus herpes là họ virus lớn có cấu trúc ADN gây bệnh ở động vật, bao gồm cả con người. Nhóm nghiên cứu đã phân tích dữ liệu về mô não của khoảng 1.000 người và đã phát hiện trong não khoảng 30% số bệnh nhân bị bệnh Alzheimer sự gia tăng tăng mật độ virus herpes loại 6 và loại 7, trong khi không hề thấy các virus đó trong não những người khỏe mạnh thuộc nhóm đối chứng. Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà khoa học đều đồng ý với cách giải thích dữ liệu như trên. Theo Guardian, John Hardy, giáo sư di truyền học tại Đại học London, cho rằng có một số gien bị đột biến trong trường hợp bệnh Alzheimer phát triển. Vì thế, khó đổ lỗi hết cho virus.

Trong khi đó, theo The Daily Mail, các nghiên cứu trước đây đã cho thấy nguyên nhân gây bệnh Alzheimer là sự hình thành trong não của mảng lắng đọng protein beta-amyloid. Người ta tin rằng những mảng này gây ra cái chết của các tế bào thần kinh và sự hình thành các búi protein khác độc hại. Nay, các nhà khoa học Úc ở Đại học Queensland, đã lên tiếng bác bỏ giả thuyết này. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành các thí nghiệm với các tế bào gốc của những người mắc hội chứng Down. Nhiều người mắc hội chứng này thường bị phát triển bệnh Alzheimer sớm. Sử dụng công nghệ chỉnh sửa bộ gen CRISPR, các nhà khoa học đã thay đổi nồng độ protein tiền chất beta-amyloid trong tế bào gốc. Các chuyên gia nhận thấy protein beta-amyloid không đóng một vai trò quan trọng trong cái chết của tế bào thần kinh và sự hình thành các rối loạn thần kinh.

Trong khi đó, các nhà khoa học từ Đại học Hoàng gia Belfast ( Anh) cho rằng các đốm màu vàng dưới võng mạc có thể là một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh mất trí nhớ. Đây là các loại đốm mỡ và canxi dưới võng mạc, có thể được nhìn thấy khi quét mắt, thường phát sinh trong quá trình lão hóa và được coi là vô hại.

Vũ Trung Hương
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phát hiện virus herpes trong mô não những người bị bệnh Alzheimer