Để phát huy các hiệu ứng tích cực của TPP đối với ngành dệt may, hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực về môi trường, xã hội, Bộ Kế hoạch & Đầu tư cho rằng các địa phương phải biết "lắc đầu" với công nghệ lạc hậu, tốn năng lượng.

Phát triển KCN dệt may đón TPP: “Lắc đầu” với công nghệ lạc hậu

Một Thế Giới | 20/10/2015, 11:34

Để phát huy các hiệu ứng tích cực của TPP đối với ngành dệt may, hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực về môi trường, xã hội, Bộ Kế hoạch & Đầu tư cho rằng các địa phương phải biết "lắc đầu" với công nghệ lạc hậu, tốn năng lượng.

Báo cáo của Bộ Kế hoạch & Đầu tư cho thấy, để đón đầu cơ hội thị trường khi TPP được ký kết và có hiệu lực, các nhà đầu tư trong và ngoài nước đã đầu tư xây dựng KCN dệt may và triển khai các dự án có quy mô lớn trong lĩnh vực dệt may tại Việt Nam.
"Làn sóng" này đặc biệt mạnh mẽ tại các KCN và khu kinh tế. Các dự án thuộc diện này được thành lập thời gian qua có quy mô khá lớn về vốn đầu tư và nhu cầu sử dụng lao động, với định hướng trở thành khu sản xuất tập trung các sản phẩm dệt may (bao gồm từ sản xuất sợi, dệt nhuộm, nguyên liệu phụ đến thành phẩm).
Trong đó, các khâu sản xuất nhuộm, dệt nhuộm có nguy cơ ô nhiễm môi trường nước cao. Vì vậy, khi triển khai các KCN dệt may sẽ có những nguy cơ, ảnh hưởng nhất định về môi trường, xã hội cần được đánh giá, giám sát.
Cụ thể như: ô nhiễm môi trường nước, nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ cho các dự án sản xuất dệt may và khả năng cung cấp nhà ở cho người lao động, nhập khẩu thiết bị, công nghệ trong các dự án sản xuất sản phẩm dệt may...
Để phát huy các hiệu ứng tích cực của TPP đối với ngành dệt may, hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực về môi trường, xã hội, Bộ Kế hoạch & Đầu tư đề nghị các địa phương khi thành lập, thu hút đầu tư, phát triển các KCN dệt may phải đáp ứng các điều kiện về quy hoạch, tỷ lệ lấp đầy cùng các yêu cầu về môi trường và công nghệ theo quy định pháp luật.
TPP, det may, cong nghe, khu cong nghiep, moi truong, xa hoi
 Công nghệ lạc hậu, năng lực quản lý yếu là điểm yếu của các doanh nghiệp dệt may 100% vốn trong nước 
Các địa phương cần xây dựng kế hoạch giám sát hoạt động bảo vệ môi trường đối với các KCN dệt may và các dự án đầu tư trong KCN, KTT có khâu sản xuất nhuộm, dệt nhuộm theo quy định của pháp luật về môi trường. Đặc biệt là việc đầu tư xây dựng công trình xử lý nước thải tập trung tại các KCN dệt may.
Bộ Kế hoạch & Đầu tư yêu cầu khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, đối với các dự án đầu tư trong lĩnh vực dệt may, cần tuân thủ chặt chẽ các quy trình thẩm tra, đánh giá dự án đầu tư theo quy định pháp luật, trong đó chú trọng đánh giá công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư. Hạn chế việc chuyển giao công nghệ lạc hậu, tốn năng lượng sang Việt Nam.
Theo thống kê của Bộ Công Thương, dù tốc độ tăng trưởng xuất khẩu dệt may hàng năm của Việt Nam đều từ 15-20% nhưng giá trị gia tăng còn rất ít. Quá nửa nguyên phụ liệu đang phải nhập khẩu từ nước ngoài, chưa kể năng suất lao động thấp và khả năng tự thiết kế còn hạn chế nên các doanh nghiệp dệt may 100% vốn trong nước đang thua thiệt hơn so với ưu thế của các doanh nghiệp FDI.
Thiếu vốn, công nghệ lạc hậu cộng với năng lực quản trị yếu là những khó khăn mà các doanh nghiệp dệt may 100% vốn trong nước gặp phải trong bối cảnh hội nhập sâu với thế giới.

Trong chiến lược phát triển ngành Dệt may Việt Nam do Bộ Công Thương phê duyệt thì đến năm 2020, khả năng xuất khẩu sẽ đạt 35 tỉ USD và lên tới 60 tỉ USD vào năm 2030. 

Bảo Hân
>> Lâm Thùy Anh: “Tôi chưa thấy... ao làng nào to như Hoa hậu Sắc đẹp hoàn cầu“ 
>> Uẩn khúc việc U.21 Gia Lai không gắn tên Hoàng Anh
>> Cái bục giảng và câu chuyện đổi mới giáo dục
>> Thủ tướng Malaysia có thể bị “phế truất” vì nghi án tham nhũng
>> Nữ sinh bị lột áo, đánh hội đồng, bắt nhảy xuống sông
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phát triển KCN dệt may đón TPP: “Lắc đầu” với công nghệ lạc hậu