Lãnh đạo UBND TP.Hà Nội vừa phê duyệt 27 dự án đặt hàng thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn TP.Hà Nội, giai đoạn 2019 – 2020.

Phê duyệt 27 dự án đặt hàng thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ Hà Nội

Thu Anh | 09/10/2020, 14:10

Lãnh đạo UBND TP.Hà Nội vừa phê duyệt 27 dự án đặt hàng thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn TP.Hà Nội, giai đoạn 2019 – 2020.

Thực hiện Quyết định số 4506/QĐ-UBND ngày 5.10.2020 của UBND TP.Hà Nội về việc phê duyệt danh mục các dự án đặt hàng thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn TP.Hà Nội, giai đoạn 2019 – 2020, Sở KH-CN TP.Hà Nội đã thông báo chi tiết các nhiệm vụ KH-CN cấp thành phố năm 2020 để các tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký tham gia tuyển chọn.

du-an-dat-hang-thuoc-chuong-trinh-tai-san-tri-tue-ha-noi.jpg
Bưởi đỏ Đông Cao - Ảnh: Internet

Theo đó, lãnh đạo UBND TP.Hà Nội đã phê duyệt danh mục đặt hàng với 27 dự án bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm đặc thù địa phương mang địa danh thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn TP.Hà Nội, giai đoạn 2019 – 2020.

Với nhóm dự án “Bảo hộ và quản lý nhãn hiệu tập thể mang địa danh”, UBND TP.Hà Nội đã phê duyệt 23 dự án. Cụ thể, dự án Xây dựng và quản lý nhãn hiệu tập thể “Rau an toàn Yên Nghĩa (phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, Hà Nội) đặt mục tiêu xây dựng nhãn hiệu Rau an toàn Yên Nghĩa, nhãn hiệu được bảo hộ; xây dựng được công cụ quản lý nhãn hiệu; xây dựng được công cụ quảng bá, phương án phát triển thị trưởng cho sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể “Rau an toàn Yên Nghĩa”.

Bên cạnh dự án trên, UBND TP.Hà Nội còn phê duyệt các dự án về Xây dựng và quản lý nhãn hiệu tập thể “Rau an toàn Hà Hồi – Thường Tín” (xã Hà Hồi, huyện Thường Tín, Hà Nội); “Rau an toàn Phú Xuyên” (huyện Phú Xuyên, Hà Nội); “Rau an toàn Minh Tân” (xã Minh Tân, huyện Phú Xuyên, Hà Nội)…

Ngoài ra, trong nhóm dự án này, UBND TP.Hà Nội còn phê duyệt các dự án liên quan đến việc xây dựng và quản lý nhãn hiệu tập thể “Bưởi đỏ Đông Cao” (huyện Mê Linh, Hà Nội), “Thanh long ruột đỏ Ba Vì” (huyện Ba Vì, Hà Nội), “Nấm Đan Phượng” (huyện Đan Phượng, Hà Nội)…

Các dự án trên đều có mục tiêu chung là xây dựng và quản lý nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nhằm duy trì danh tiếng, uy tín, nâng cao giá trị của sản phẩm; nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

du-an-dat-hang-thuoc-chuong-trinh-tai-san-tri-tue-ha-noi-anh-1.jpg
Sóc Sơn nổi tiếng với sản phẩm gạo nếp cái hoa vàng - Ảnh: Internet

Trong nhóm dự án “Quản lý và phát triển tài sản trí tuệ đối với các sản phẩm đặc thù mang địa danh đã được bảo hộ”, có 4 dự án được phê duyệt. Cụ thể, dự án Nâng cao năng lực quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Chuối Vân Nam – Phúc Thọ” (xã Vân Nam, huyện Phúc Thọ, Hà Nội), kết quả cần đạt được gồm Hệ thống công cụ quản lý, phương tiện quảng bá nhãn hiệu tập thể được hoàn thiện, ban hành và áp dụng thực tiễn; Năng lực quản lý nhãn hiệu tập thể của chủ sở hữu; Kế hoạch sử dụng, khai thác hiệu quả nhãn hiệu tập thể trên thị trường gắn với OCOP…

Với dự án Quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Gạo nếp cái hoa vàng Sóc Sơn – Hà Nội” (huyện Sóc Sơn, Hà Nội), dự án đặt mục tiêu củng cố và hoàn thiện hệ thống quản lý nhãn hiệu tập thể; xây dựng một số mô hình chế biến sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể nêu trên; xây dựng hệ thống nhận diện, truy xuất nguồn gốc, các phương tiện quảng bá, sử dụng và khác nhãn hiệu.

2 dự án còn lại, gồm Nâng cao năng lực quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Minh Hồng” cho sản phẩm miến dong (xã Minh Quang, huyện Ba Vì, Hà Nội), Quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Bánh tẻ Phú Nhi” (phường Phú Thịnh, thị xã Sơn Tây, Hà Nội).

Sở KH-CN Hà Nội thông báo thời hạn cuối cùng nhận hồ sơ tuyển chọn là ngày 18.11.2020.

Bài liên quan
Việt Nam mong muốn Campuchia sớm cung cấp thông tin, tham gia nghiên cứu chung về tác động Dự án kênh đào Funan Techo
Theo Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, Dự án kênh đào Funan Techo của Campuchia sẽ nâng cấp và cải tạo 180 km tuyến kênh/sông, bao gồm: Đoạn thứ nhất (chiều dài khoảng 20 km) nối sông Mê Công với sông Bassac; Đoạn thứ 2 tiếp tục chạy dọc theo sông Bassac đến điểm kết nối với kênh giao thông thủy từ sông Bassac ra cảng Kẹp (chiều dài khoảng 30 km) và Đoạn thứ ba dài 130 km nối sông Bassac (tại điểm cách biên giới Việt Nam - Campuchia khoảng 20 km) với cảng Kẹp của Campuchia.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
AI chống gian lận trong thương mại điện tử thế nào?
2 giờ trước Khoa học - công nghệ
Trong bối cảnh bảo mật thông tin đe dọa trực tiếp đến quyền lợi của người dùng, trí tuệ nhân tạo (AI) nổi lên như một giải pháp đầy tiềm năng, góp phần bảo vệ người tiêu dùng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phê duyệt 27 dự án đặt hàng thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ Hà Nội