Nhiều người dân Malaysia đã phải bỏ qua lòng tự trọng để treo cờ trắng cầu xin giúp đỡ trong bối cảnh không còn tiền trong đại dịch COVID-19

Phong trào treo cờ trắng xin cứu trợ vì đời sống khốn cùng trong đại dịch COVID-19

Vũ Kim | 05/07/2021, 13:24

Nhiều người dân Malaysia đã phải bỏ qua lòng tự trọng để treo cờ trắng cầu xin giúp đỡ trong bối cảnh không còn tiền trong đại dịch COVID-19

Ở cổng một ngôi nhà bằng gỗ và gạch ở Làng Mới Sungai Way, Petaling Jaya, một lá cờ trắng được treo lơ lửng trên một cây gậy dài.

1.jpg

Ông Jambu Nathan Kanagasabai, 64 tuổi, đã giương cờ vào sáng thứ năm (1.7) sau khi xem một bài nói về những cản trở trong việc đưa thực phẩm cho những người đang rất cần được hỗ trợ.

Ngay sau đó, những người qua đường đã chú ý đến lời cầu xin của ông và báo cho các nhà chức trách.

"Nhà chức trách địa đề nghị cho cha tôi một ít tiền mặt, nhưng cha tôi chỉ cần thức ăn vì 'segan' (xấu hổ)", Vani, con gái của ông Jambu Nathan nói với CNA.

Ông Jambu Nathan, vợ và em gái ở chung nhà tại khu định cư Malayan thời Khẩn cấp. Anh từng kiếm được khoảng 1.300 RM (312 USD) hàng tháng khi làm bảo vệ cho một cửa hàng kim hoàn.

Với số tiền đó và những khoản đóng góp nhỏ của các con, ông có thể mua thức ăn và trả tiền thuê nhà, tiền điện nước và tiền thuốc men cho vợ.

Thu nhập này đã không còn sau lệnh hạn chế di chuyển đầu tiên (MCO) vào năm ngoái nhằm hạn chế sự lây lan của COVID-19 khiến cửa hàng  hoạt động kinh doanh không thiết yếu phải đóng cửa. Và điều này đã được lặp lại trong hai MCO tiếp theo và giai đoạn đầu tiên hiện tại của Kế hoạch Phục hồi Quốc gia.

Ông Jambu Nathan nói: “Tôi đã nhận được 500 RM thông qua Bantuan Prihatin Rakyat của chính phủ.

Vani, con gái của ông, cho biết họ không thể chu cấp cho ông số tiền tương tự vì họ cũng đang gặp khó khăn về tài chính do đại dịch.

Cơ sở kinh doanh dịch vụ điện gia dụng của cô không được phép hoạt động và cô phải chăm sóc con và chồng của mình.

Ông Jambu Nathan nói: “Ban đầu chúng tôi nghĩ rằng năm nay có thể sẽ tốt hơn, nhưng ngày càng tồi tệ hơn,” ông Jambu Nathan nói.

Ông Jambu Nathan là một trong những người có sinh kế bị ảnh hưởng nghiêm trọng do các mức độ phong tỏa khác nhau ở Malaysia kể từ tháng 3 năm ngoái. Vào ngày 1.6, một lệnh phong tỏa hoàn toàn trên toàn quốc đã được thực thi và nhiều khu vực của Selangor và Kuala Lumpur đã được đặt trong vòng cấm nghiêm ngặt hơn bắt đầu từ thứ bảy.

Một phong trào kêu gọi những người đang rất cần sự hỗ trợ treo cờ trắng giữa lúc lời kêu gọi SOS bắt đầu được lan truyền trên mạng xã hội vào tuần trước. Các thành viên của công chúng nhìn thấy lá cờ trắng có thể hướng tới để thực hiện giúp đỡ.

Những người đã cạn kiệt tiền tiết kiệm do đại dịch đành phải giương cờ trắng kêu gọi sự giúp đỡ. Mặc dù vậy, phong trào cũng đã khiến nhiều người nhíu mày,  một số chính trị gia lên án hành động treo cờ trắng vốn tượng trưng cho sự đầu hàng.

"Tôi không xấu hổ nữa"

Một người Malaysia khác đã treo cờ trắng là ông Lim Boon Wah, 65 tuổi, sống ở Kampung Chempaka, Petaling Jaya cùng với vợ là Wong Ah Yuen, 61 tuổi.

3.jpg

“Tôi không ngại thừa nhận, tôi không còn tiền tiết kiệm nữa”, ông nói với CNA.

Ông ấy đã cắm lá cờ vào sáng thứ năm sau khi bạn bè nhắc ông về phong trào này.

Khi CNA gặp cặp vợ chồng già tại nhà của họ, một phụ nữ đến đưa cho họ một ít tiền mặt, trong khi hai nhân viên từ chuỗi bán lẻ địa phương cũng xuất hiện với gói hàng trợ giúp.

Trước đó, nghị sĩ bang Siti Jamaliah Jamaluddin và người đứng đầu làng Kampung Cempaka, Theresa Lim cũng đã tặng họ một số thực phẩm khô.

Ông Lim Boon Wah nói, khoản viện trợ sẽ đủ dùng cho hai tháng tới, đồng thời cho biết thêm rằng họ đã phải nấu mì ăn liền mỗi ngày.

Ông nói: “Chúng tôi đã tiêu sạch số tiền tiết kiệm và quỹ hưu trí ít ỏi  tích lũy được, vì căn bệnh của tôi.

Ông Lim Boon Wah và vợ đã làm công việc tiếp thị bán hàng tại một siêu thị địa phương ở Kuala Lumpur, nhưng sau khi thận của ông bị hỏng, ông đã bị cho nghỉ việc và sau đó vợ ông cũng bị mất việc nốt.

Mất việc làm đồng nghĩa với việc họ phải gấp rút tìm chỗ thuê ở rẻ hơn vào năm 2019 và sống cầm chừng bằng quỹ hưu trí ít ỏi của mình.

Ở độ tuổi của họ và với tình trạng của đau ốm của ông Lim Boon Wah, hầu như không thể tìm được bất kỳ công việc nào - ngay cả những công việc bình thường - trong nền kinh tế hiện tại, vốn suy giảm 5,6% vào năm 2020.

Ngay cả khi được chạy thận miễn phí do một tổ chức từ thiện sắp xếp, việc đi lại đến trung tâm và tiền thuốc men cũng là gánh nặng khó gượng nổi.

Ông Lim cho biết ông thường thức dậy vào ban đêm, tự hỏi làm thế nào để họ có thể chi trả các khoản chi phí và tiền thuê nhà.

“Đôi khi, tôi đã nghĩ đến việc buông bỏ. Nó thực ra cũng đơn giản, chỉ cần không thực hiện một vài buổi chạy thận nhân tạo và chỉ ra đi trong lặng lẽ”, ông nói.

Động thái gì tiếp theo?

Nhà hoạt động xã hội và chính trị Nik Faizah Nik Othman, phó trưởng nhóm phụ nữ của Tumpat Amanah ở Kelantan, là một trong những người đầu tiên đề xuất treo cờ trắng để các gia đình báo động tình trạng cần hỗ trợ khẩn cấp.

“Tôi rất buồn khi chứng kiến ​​những vụ tự tử diễn ra hàng ngày, do đó tôi bắt đầu chiến dịch này. Tôi cảm thấy những vụ tự tử này đáng ra không nên xảy ra, và cho thấy điều gì đó tồi tệ hơn sẽ xảy ra với đất nước nếu vấn đề này bị bỏ qua”, bà nói với CNA.

Bà Nik Faizah nói thêm rằng bà không muốn thấy hành vi tự tử trở thành một chuẩn mực mới cho thế hệ trẻ.

2.jpg

Bà nói: “Do đó, ý tưởng kêu gọi giúp đỡ những người đang gặp khó khăn và trầm cảm giương cờ trắng, đã xuất hiện theo một cách tự nhiên.

Thống kê của cảnh sát cho thấy có tổng cộng 468 trường hợp tự tử được báo cáo trên toàn quốc từ tháng 1 đến tháng 5, và bang Selangor đứng đầu bảng với 117 trường hợp. Theo Giám đốc Cục Điều tra Hình sự Abd Jalil Hassan, ba nguyên nhân chính là do vấn đề gia đình, áp lực tình cảm và tài chính.

Tại Tumpat, bà Nik Faizah cho biết, một số hộ gia đình đã treo cờ trắng và nhận được sự hỗ trợ từ công chúng.

“Dù vậy, nhiều người thà sống trong khó khăn còn hơn chủ động phất cờ do xấu hổ, sợ bị người khác buộc tội và thiếu tự tin rằng họ sẽ thực sự nhận được sự giúp đỡ”, bà nói thêm.

Bà Lim, người đứng đầu Kampung Cempaka, cho biết sự xuất hiện của một lá cờ trắng đã gây bất ngờ vì bà đang điều hành một chương trình viện trợ lương thực phân phát lương khô cho hơn 300 hộ gia đình.

“Chúng tôi đã đi vòng vòng buổi sáng để xem có lá cờ nào được cắm lên không, vì vậy khi tôi nhìn thấy lá cờ trắng của ông Lim, tôi nhanh chóng thông báo cho ủy viên hội đồng thành phố và dân biểu tiểu bang địa phương và chúng tôi đã tìm cách cùng nhau chuyển tới dịch vụ hỗ trợ”, bà nói.

Bà nói thêm rằng  sẽ theo dõi cặp vợ chồng già  và sẽ thảo luận về cách tốt nhất để giúp họ với dân biểu tiểu bang.

Bà nói: “Có rất nhiều chương trình khác nhau để giúp đỡ họ, vì vậy chúng tôi có thể giúp hướng dẫn họ cách đăng ký và nếu cần thêm viện trợ, tôi vẫn có thể kêu gọi cho các tổ chức từ thiện".

Không phải mọi người đều chấp nhận

Bất chấp những câu chuyện cảm động về những người đứng lên giúp đỡ người dân Malaysia, một số người đã chỉ trích phong trào cờ trắng là một hình thức thất bại.

Chẳng hạn, chính quyền bang Kedah cho biết họ sẽ không hỗ trợ những người treo những lá cờ như vậy.

Thủ hiến Kedah Muhammad Sanusi Md Nor được nhật báo tiếng Malay Utusan Melayu đưa tin rằng chính quyền bang sẽ không công nhận việc sử dụng lá cờ trắng là dấu hiệu của việc cần viện trợ lương thực trong suốt thời gian bị phong tỏa.

Ông nói rằng chính phủ sẽ chỉ chuyển viện trợ lương thực cho những người đã chính thức yêu cầu, chẳng hạn như bằng cách gọi điện thoại đến các trung tâm kiểm soát thiên tai địa phương.

Ông tuyên bố rằng lá cờ trắng là một tuyên truyền chính trị để tạo ra nhận thức rằng chính phủ đã thất bại trong mắt xã hội.

Nghị sĩ Bachok Nik Mohamad Abduh Nik Abdul Aziz đã đăng trên trang Facebook rằng thay vì giương cờ trắng, những người có nhu cầu nên “giơ tay và cầu nguyện với Thượng đế”.

"Đừng đầu hàng trước các khó khăn bằng cách dạy người dân treo cờ trắng", chính trị gia này phát biểu bất chấp vấp phải sự phẫn nộ của một số cư dân mạng.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
1 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phong trào treo cờ trắng xin cứu trợ vì đời sống khốn cùng trong đại dịch COVID-19