Báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê cho biết, trong quý 1/2020, khu vực doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng trực tiếp từ dịch COVID-19. Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn lên tới 18,6 nghìn doanh nghiệp, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước.

Quý 1/2020, 18,6 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, tăng 26%

27/03/2020, 16:29

Báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê cho biết, trong quý 1/2020, khu vực doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng trực tiếp từ dịch COVID-19. Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn lên tới 18,6 nghìn doanh nghiệp, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước.

18,6 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động - Ảnh minh họa

Cụ thể, trong quý 1/2020, cả nước có 29,7 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 351,4 nghìn tỉ đồng và tổng số lao động đăng ký là 243,7 nghìn lao động, tăng 4,4% về số doanh nghiệp, giảm 6,4% về vốn đăng ký và giảm 23,3% về số lao động so với cùng kỳ năm trước. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong quý 1/2020 là 11,8 tỉ đồng, giảm 10,4% so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh đó, còn có 14,8 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 1,6% so với quý 1/2019, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong quý 1/2020 lên 44,5 nghìn doanh nghiệp, trung bình mỗi tháng có 14,8 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn trong 3 tháng đầu năm là 18,6 nghìn doanh nghiệp, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước; doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể là 12,2 nghìn doanh nghiệp, giảm 20,6%, trong đó có 2.629 doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo chương trình chuẩn hóa dữ liệu năm từ năm 2018; số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong quý 1/2020 là 4,1 nghìn doanh nghiệp, tương đương với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cho thấy các doanh nghiệp kỳ vọng dịch sẽ kết thúc sớm nên dự báo tình hình sản xuất kinh doanh trong quý 2 khả quan hơn quý 1.

Cụ thể, có 20,9% số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh quý 1/2020 tốt hơn quý 4/2019; 42% số doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn và 37,1% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định Điểm neo.

Dự kiến quý 2/2020 so với quý 1/2020, có 38,8% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên; 25,9% số doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn và 35,3% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định.

Hoạt động thương mại, dịch vụ trong 3 tháng đầu năm 2020 diễn ra kém sôi động do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Người tiêu dùng hạn chế mua sắm nơi công cộng, đi du lịch và ăn uống ngoài gia đình. Số lượng khách quốc tế đến nước ta trong quý 1/2020 giảm 18,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó giảm ở hầu hết các thị trường, mức giảm mạnh nhất tập trung ở các thị trường lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ.

Theo đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý 1/2020 đạt 1,2 triệu tỉ đồng, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước. Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa quý 1 năm nay ước tính đạt 985,8 nghìn tỉ đồng, chiếm 79,1% tổng mức và tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống ước tính đạt 126,2 nghìn tỉ đồng, chiếm 10,1% tổng mức và giảm 9,6%; doanh thu du lịch lữ hành ước tính đạt 7,8 nghìn tỉ đồng, chiếm 0,6% tổng mức và giảm 27,8% (cùng kỳ năm 2019 tăng 13,2%); doanh thu dịch vụ khác ước tính đạt 126,3 nghìn tỉ đồng, chiếm 10,2% tổng mức và tăng 1,5%.

Diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 tác động trực tiếp tới hoạt động vận tải quý 1/2020 khi vận tải hành khách giảm 6,1% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2019 tăng 10,8%). Vận tải hàng hóa đạt 435,6 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2019 tăng 8,6%) và luân chuyển 84,4 tỉ tấn.km, tăng 0,1% (cùng kỳ năm trước tăng 6,5%).

Doanh thu viễn thông ước tính 3 tháng đầu năm 2020 đạt 98,1 nghìn tỉ đồng, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính đến cuối tháng 3.2020, tổng số thuê bao điện thoại ước tính đạt 129,2 triệu thuê bao, giảm 6% so với cùng thời điểm năm trước, trong đó số thuê bao di động là 125,5 triệu thuê bao, giảm 5,9%; thuê bao truy nhập internet băng thông rộng cố định ước tính đạt 15,2 triệu thuê bao, tăng 13%.

Số lượng khách quốc tế đến nước ta trong tháng 3 giảm mạnh 63,8% so với tháng trước và giảm 68,1% so với cùng kỳ năm trước do ảnh hưởng của dịch. Tính chung 3 tháng đầu năm nay, khách quốc tế đến nước ta đạt gần 3,7 triệu lượt người, giảm 18,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách đến bằng đường hàng không đạt 2.991,6 nghìn lượt người, chiếm 81,1% lượng khách quốc tế đến Việt Nam và giảm 14,9%; bằng đường bộ đạt 551,1 nghìn lượt người, chiếm 15% và giảm 39,4%; bằng đường biển đạt 144,1 nghìn lượt người, chiếm 3,9% và tăng 92,1%.

Lam Thanh

Bài liên quan
Dự án chính quyền số TP.Hải Phòng: Gia tăng sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp
UBND TP.Hải Phòng vừa khai trương Dự án Chính quyền số TP.Hải Phòng - một trong những dự án quan trọng trong phát triển kinh tế số, xã hội số.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
2 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quý 1/2020, 18,6 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, tăng 26%