Khi tòa án tối cao Hoa Kỳ ra phán quyết hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới, vai trò của bang California trong tiến trình này được nêu bật. Từ những đám cưới đầu tiên ở Tòa thị chính thành phố San Francisco đến vụ kiện được xem rộng rãi ở Tòa án bang, California đã giúp nâng cao nhận thức của người dân Hoa Kỳ về những định kiến và kỳ thị mà các cặp đôi đồng tính cũng như gia đình họ đang phải gánh chịu, gồm cả những lý do tại sao hôn nhân lại cần thiết cho họ.
Nó bắt đầu với Gavin Newsom, người vừa được bầu làm thị trưởng San Francisco vào năm 2004. Ngồi trong khán phòng nghe Tổng thống George W. Bush đọc thông điệp liên bang, Newsom chú ý việc Tổng thống kêu gọi sửa Hiến pháp để cấm hôn nhân cùng giới. Trên đường về, ông nghe một ai đó nói "tôi rất vui là ngài Tổng thống sẽ xử lý đám người đồng tính này".
Newsom gọi cho nhân viên của mình đến làm việc ngay đêm hôm đó.
|
Gavin Newsom |
Kate Kendell, Giám đốc chi nhánh San Francisco của Trung tâm quốc gia vì quyền của người đồng tính nữ (National Center for Lesbian Rights) nhớ lại vào đầu tháng Hai năm 2004 khi văn phòng Newsom gọi điện cho bà. Cố vấn của Thị trưởng muốn Kendell biết là ông muốn cấp giấy đăng ký kết hôn cho các cặp đôi cùng giới.
"Phản ứng đầu tiên của tôi là cảm ơn , và phản ứng thứ hai của tôi là “nhưng đợi đã, tôi nghĩ nó có thể hơn quá sớm chăng", Kendell nhớ lại. "Vào cuối tuần, nó hiển hiện là Thị trưởng sẽ thực hiện kế hoạch của mình. Quả thực ông ấy có một viễn kiến vượt xa suy nghĩ của tôi".
Ngay tuần sau đó, ngày 12 tháng 2, Del Martin và Phyllis Lyon khi đó đã 82 và 78 tuổi tổ chức lễ cưới ở Tòa thị chính với sự có mặt của Kendell, nước mắt trào dâng vì cảm xúc.
|
Del Martin và Phyllis Lyon |
Newsom dự đoán là tòa án sẽ ra phán quyết ngay lập tức chống lại ông khi cặp đôi cùng giới đầu tiên làm lễ cưới. Nhưng các thẩm phán San Francisco từ chối không yêu cầu dừng vì họ không thấy có một sự đe dọa nguy hiểm nào.
Thông tin được lan truyền và các cặp đôi cùng giới khác xuất hiện xin kết hôn. Trong vòng 24 tiếng, một hàng dài các cặp đôi cùng giới hình thành quanh Tòa thị chính. Nhiều người trong số họ mang theo con cái. Hai người đàn ông cõng con phía sau. Những người cha mẹ già của họ cũng có mặt để chứng kiến lễ kết hôn.
Pháo hoa được bắn lên. Ô tô bấm còi ăn mừng. Những người phản đối cũng xuất hiện và Tòa thị chính bắt đầu nhận được những lời đe dọa. Bản thân Newsom phải dùng cửa sau để thoát ra ngoài.
"Chúng tôi chợt nhận ra mức độ to lớn của quyết định. Nó lớn hơn rất nhiều so với điều chúng tôi hình dung ban đầu". Cựu thị trưởng Gavin Newsom thú nhận khi nói về quyết định của ông vào năm 2004 đó.
Các đám cưới được tiếp tục trong gần một tháng, hơn 4.000 cặp đôi từ khắp nơi trên đất Mỹ đã trao nhẫn trước khi Tòa án tối cao bang California ra phán quyết dừng lại. Tòa cho rằng Newsom đã vượt quá thẩm quyền của mình. Một người hành pháp không thể tự tiện quyết định một luật có vi hiến hay không. Đây phải là phán quyết của tòa án.
Khi đó, những nhân vật quan trọng của đảng Dân chủ phê phán Newsom vì đụng chạm đến một chủ đề gây chia rẽ trong khi Đảng đang cố gắng giành lại ghế Tổng thống. Newsom có nghi ngờ là San Francisco sẽ bầu lại ông, và nhiều người ủng hộ ông trước đây bắt đầu xa lánh ông. Một nhà tư vấn chính trị cao cấp còn đổ cho ông tội làm cho John Kerry thất bại trong tranh cử tổng thống. Trước khi được bầu năm 2008, Tổng thống Obama còn bị cho rằng không muốn chụp ảnh chung với Newsom.
Một số bang khác thông qua hiến pháp sửa đổi chống lại hôn nhân cùng giới làm cho tòa án càng khó ra phán quyết chống lại sự cấm đoán này. Newsom nhớ mình đã bị “đá” như thế nào trên đài truyền hình quốc gia.
“Tôi bắt đầu tự hỏi liệu đó có phải là một việc đúng nên làm? Nó có quá đà không, quá sớm, quá nhanh không? Những người ủng hộ quyết định của Newsom cũng bắt đầu tự đặt câu hỏi. Đó là một giai đoạn 4 hoặc 5 năm cô đơn”, Newsom chia sẻ.
Khi vụ kiện lên đến tòa án tối cao của bang California, Chánh án George đã tự viết phán quyết. Ông viết hai bản, một bản ủng hộ, một bản phản đối hôn nhân cùng giới. Ông cũng tham vấn quan điểm của 6 các vị thẩm phám còn lại. Ba người ủng hộ việc chấm dứt việc cấm kết hôn cùng giới, ba người phản đối. George quyết định về bên ba người ủng hộ vì tin rằng việc cấm kết hôn giữa những người đồng tính là vi hiến.
Tuy nhiên phán quyết của tòa án chỉ có hiệu lực được sáu tháng. Những người phản đối hôn nhân cùng giới, rất nhiều người trong số họ là người theo đạo tin lành bảo thủ, đã thắng trong việc thông qua việc không công nhận hôn nhân giữa hai người cùng giới bằng phổ thông đầu phiếu.
|
Chánh án Vaughn R. Walker |
Vụ việc nhanh chóng được kiện lên tòa. Chánh án Vaughn R. Walker đã đồng ý thụ lý vụ việc. Ông muốn thử những câu hỏi như liệu xu hướng tính dục có thể thay đổi, liệu hôn nhân cùng giới có ảnh hưởng tiêu cực đến con trẻ, và liệu hôn nhân cùng giới có làm hại hôn nhân khác giới. Các bằng chứng ủng hộ hôn nhân cùng giới vượt xa sự phản đối.
Cho dù Walker chỉ được coi là một người thu thập bằng chứng, nhưng phán quyết vô hiệu hóa Tu chính 8 (proposition 8) của ông đã trở thành quyết định cuối cùng ở California cho phép hôn nhân cùng giới. Năm 2013, Tòa án tối cao Hoa kỳ phán quyết công nhận phán quyết của Walker, dẫn đến việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính ở California.
|
Thống đốc Jerry Brown |
Thống đốc Jerry Brown tuyên bố vấn đề đã được quyết định, và chỉ thị cho các địa hạt cấp giấy kết hôn cho các cặp đôi cùng giới. Kamala D. Harris đã đến Tòa thị chính San Francisco để kết hôn, và là một cặp mang vụ kiện lên cấp liên bang để dẫn đến phán quyết hợp pháp hóa hôn nhân toàn cõi.
Nhìn lại những nỗ lực của California, Kendell cho rằng “hàng tỉ cuộc đối thoại ở nơi làm việc, quanh bàn ăn, hay giữa bạn bè ở trường học, khi đi săn đã tạo ra thay đổi này”.
Và Lyon, hiện đã 90 tuổi, người đã kết hôn với người bạn đời quá cố của mình ở Tòa thị chính San Francisco cười không dứt khi nghe tin vui từ Tòa án tối cao liên bang.
“Như vậy có nghĩa là sao” bà nói, “có nghĩa là tử tế”.
Theo Diễn Ngôn