Tờ Washington Post của Mỹ nhận định Luật an ninh quốc gia về Hồng Kông được thông qua mới đây nhằm cấm các hành động ly khai, lật đổ, khủng bố và thông đồng với lực lượng nước ngoài gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia của Trung Quốc, là một động thái mà Bắc Kinh dường như muốn "phô trương sức mạnh" trước thế giới.

Ra luật an ninh Hồng Kông, Trung Quốc đang cố thị oai trước thế giới?

03/07/2020, 06:18

Tờ Washington Post của Mỹ nhận định Luật an ninh quốc gia về Hồng Kông được thông qua mới đây nhằm cấm các hành động ly khai, lật đổ, khủng bố và thông đồng với lực lượng nước ngoài gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia của Trung Quốc, là một động thái mà Bắc Kinh dường như muốn "phô trương sức mạnh" trước thế giới.

Người biểu tình Hồng Kông phản đối luật an ninh hôm 1.7 - Ảnh: Reuters

Chỉ sau một đêm, 7,5 triệu người Hồng Kông bắt đầu chịu sự điều chỉnh của đạo luật an ninh mới, có thể khiến những người bị khép tội ly khai, lật đổ, khủng bố, thông đồng với nước ngoài hoặc các phần tử bên ngoài để gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia phải chịu án tù chung thân. Nhiều người Hồng Kông thậm chí đã vội vã gỡ những tấm áp-phích ủng hộ dân chủ, những tài khoản Twitter, WhatsApp, Telegram xóa đi những nội dung chống chế độ.

Quyết định ban hành luật an ninh, động thái được cho là tạo ra sự bước ngoặt thay đổi chính trị lớn nhất ở Hồng Kông kể từ khi Anh trao trả đặc khu cho Trung Quốc năm 1997. Nó còn ẩn chứa tham vọng vĩnh viễn loại bỏ các phong trào phản kháng đòi dân chủ âm ỉ từ mùa xuân năm ngoái với các cuộc xuống đường có khi huy động được hơn 1 triệu dân Hồng Kông chống đối dự luật dẫn độ.

Bên cạnh đó, Luật an ninh Hồng Kông có thể là dấu hiệu rõ rệt nhất cho thấy Trung Quốc muốn gửi thông điệp với thế giới rằng Bắc Kinh không còn tỏ ra yếu thế. Điều này đồng nghĩa với việc Trung Quốc nhận thấy không cần phải tuân thủ các thỏa thuận quốc tế mà họ từng ký khi ở vị thế yếu hơn những năm trước đây.

Đây là một trong những minh chứng rõ ràng nhất cho thấy Bắc Kinh đang tìm cách trở thành cường quốc thế giới theo cách riêng. Thay vì chịu sự chi phối của phương Tây, họ dường như đang tỏ ra sẵn sàng thách thức phần còn lại của thế giới, mà đứng đầu là Mỹ.

Phản ứng sau khi Trung Quốc thông qua luật an ninh Hồng Kông, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và các quan chức cấp cao trong chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã đưa ra những tuyên bố cứng rắn.

“Luật an ninh quốc gia hà khắc của Trung Quốc đã chấm dứt một Hồng Kông tự do và phơi bày nỗi sợ hãi lớn nhất của Trung Quốc: ý chí tự do và suy nghĩ tự do của người dân Hồng Kông. Mỹ sẽ không ngồi yên khi Trung Quốc nuốt chửng Hồng Kông vào sự độc đoán của mình”, ông Pompeo cho biết hôm 30.6.

EU, Anh và Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan cũng lên tiếng, bày tỏ quan ngại sâu sắc trước việc Trung Quốc chính thức thông qua luật an ninh. Lãnh đạo EU cảnh báo về những hậu quả nghiêm trọng về vấn đề này. Trong tuyên bố gửi tới Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, 27 nước, cũng đã kêu gọi Bắc Kinh xem xét lại việc áp dụng luật an ninh quốc gia cho Hồng Kông nhằm ngăn chặn sự xói mòn thêm nữa các quyền và sự tự do của thành phố này.

Về phần mình, Trung Quốc lên án những chỉ trích quốc tế về luật an ninh Hồng Kông, nói rằng vấn đề đặc khu "không liên quan" đến các nước khác. Trưởng đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) gọi những chỉ trích của các chính phủ nước ngoài về luật an ninh quốc gia mới là "các cuộc tấn công tàn độc và xấu xa", đồng thời cảm ơn chính quyền trung ương vẫn tiếp tục đặt niềm tin vào mình sau các cuộc biểu tình bạo lực ở Hồng Kông.

"Một số người nói rằng họ sẽ tiếp tục đấu tranh, nhưng điều đó không quan trọng. Giờ đây chúng tôi đã có luật an ninh và sẽ thực thi nó một cách mạnh mẽ", bà Lâm cho biết.

Trương Hiểu Minh, quan chức phụ trách các vấn đề Hồng Kông và Macao của Trung Quốc đại lục, cho biết: "Tất nhiên chúng tôi không e sợ. Thời kỳ mà Trung Quốc phải quan tâm người khác nghĩ gì và để ý xung quanh đã là dĩ vãng”.

Phát biểu tại cuộc họp báo hôm 1.7, ông Trương gọi luật an ninh là "món quà sinh nhật" cho Hồng Kông, khi nó có hiệu lực đúng vào ngày kỷ niệm 23 năm đặc khu trở về với Trung Quốc đại lục, nói thêm rằng đạo luật sẽ đóng vai trò như "thiên thần hộ mệnh" giúp khôi phục sự thịnh vượng và ổn định của thành phố sau khi bị tàn phả bởi các cuộc biểu tình.

Quan chức này tuyên bố đạo luật an ninh Hồng Kông đơn thuần là vấn đề nội bộ của Trung Quốc, không chính phủ nước ngoài nào được can thiệp, đồng thời khẳng định đã tham vấn rộng rãi người dân Hồng Kông và phản bác những chỉ trích cho rằng luật an ninh mới đang phá hoại quyền tự chủ của Hồng Kông.

Theo Tuyên bố chung Trung - Anh năm 1984, chính phủ Trung Quốc đồng ý duy trì các quyền tự chủ của đặc khu Hồng Kông tới năm 2047 theo mô hình "Một quốc gia, hai chế độ", với hệ thống pháp lý và tư pháp riêng. Khi làn sóng biểu tình phản đối dự luật dẫn độ nổ ra ở Hồng Kông năm ngoái, Bắc Kinh từng đe dọa triển khai quân đội từ đại lục đến đặc khu để ngăn chặn tình trạng bạo lực, nhưng điều này cuối cùng đã không xảy ra mà chỉ có lực lượng cảnh sát trong thành phố phụ trách xử lý khủng hoảng.

Nhưng với luật an ninh mới, quyền lực của Bắc Kinh tại Hồng Kông giờ đây nâng lên ở tầm cao mới. Trong tương lai, chính quyền trung ương có thể triển khai binh sĩ tới đặc khu mà không cần yêu cầu từ giới chức địa phương, cũng như có quyền dẫn độ cư dân Hồng Kông tới đại lục hoặc giám sát các nhà hoạt động chính trị đối lập trong thành phố mà vẫn tuân thủ luật pháp.

Tại cuộc họp báo hôm 1.7, ông Trầm Xuân Diệu, chủ nhiệm Ủy ban Luật Cơ bản của Hồng Kông và Macau, nhấn mạnh rằng Bắc Kinh tuân thủ các thủ tục sửa đổi luật. “Quy trình lập pháp của quốc gia của chúng tôi đã được tuân thủ nghiêm ngặt. Chính quyền trung ương đã tham vấn các quan chức và lãnh đạo Hồng Kông trong quá trình soạn thảo luật”, ông nói.

Luật an ninh Hồng Kông được ban hành trong bối cảnh Trung Quốc xích mích với nhiều quốc gia khác, giữa lúc đại dịch COVID-19 còn hoành hành trên thế giới và Mỹ bận đối phó làn sóng biểu tình chống phân biệt chủng tộc. Trong đó, một trong những sự việc nổi bất nhất đó là vụ ẩu giữa binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc ở khu vực biên giới tranh chấp, khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng còn phía Trung Quốc không công bố thương vong. Đây là

Bắc Kinh vào tháng trước họ sẽ đưa ra các cáo buộc gián điệp chính thức chống lại hai công dân Canada nhằm gây gáp lực buộc phía Ottawa trả tự do cho, giám đốc tài chính của tập đoàn viễn thông Huawei Mạnh Vãn Châu. Trung Quốc vài tháng gần đây còn có những hành vi hung hăng với các nước trên Biển Đông, Biển Hoa Đông khiến tình hình khu vực trở nên căng thẳng.

Hoàng Vũ (theo Washington Post)

Bài liên quan
Siêu máy tính Trung Quốc đứng đầu danh sách hiệu suất điện toán AI toàn cầu
Do các nhà khoa học quân sự Trung Quốc chế tạo, siêu máy tính Tianhe một lần nữa đứng đầu trong cuộc thử nghiệm quốc tế về hiệu suất điện toán trí tuệ nhân tạo (AI).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng về tới Hà Nội, kết thúc chuyến công tác tại Brazil và Dominicana
4 giờ trước Sự kiện
Chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới Brazil và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20, thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana đã thành công tốt đẹp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ra luật an ninh Hồng Kông, Trung Quốc đang cố thị oai trước thế giới?