Theo Current Biology, một nhóm khoa học Anh, Mỹ đã phát hiện khu rừng hóa thạch kỷ Trung Devon có thể là bằng chứng cho thấy sự xuất hiện của rừng bắt đầu sớm hơn dự đoán.

Rừng cổ xưa xuất hiện sớm hơn 5 triệu năm so với quan niệm từ trước đến nay

20/12/2019, 07:18

Theo Current Biology, một nhóm khoa học Anh, Mỹ đã phát hiện khu rừng hóa thạch kỷ Trung Devon có thể là bằng chứng cho thấy sự xuất hiện của rừng bắt đầu sớm hơn dự đoán.

Hệ thống rễ cây Archaeopteris tại khu rừng hóa thạch Cairo, New York, Mỹ - Ảnh: Charles Ver Straeten

Trong thời gian nghiên cứu về các chất đất cổ gần Cairo, New York, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hệ thống rễ rộng lớn thuộc về những loài cây 385 triệu năm tuổi tồn tại ở kỷ Devon.

Mặc dù hạt giống cây chỉ xuất hiện khoảng 10 triệu năm sau nữa, nhưng các hệ thống rễ hóa thạch này chỉ ra rằng vào thời đó có những cây có lá và gỗ - dấu hiệu của các loài cây hiện đại. Phát hiện này nằm cách khu rừng hóa thạch ở Gilboa chỉ 40 km, cho đến nay vẫn được coi là cổ xưa nhất (khoảng 380 triệu năm trước).

William Stein, giáo sư khoa sinh học tại Đại học Binghamton giải thích rằng vào kỷ Devon, khu rừng đầu tiên xuất hiện trên Trái đất. Xét về những thay đổi trong hệ sinh thái, sự kiện này kéo theo những hậu quả vô cùng to lớn.

Vào thời điểm đó, nhiều thay đổi đã diễn ra trong hệ sinh thái, bề mặt Trái đất và đại dương, nồng độ CO2 trong khí quyển và khí hậu toàn cầu khiến thế giới hình thành như bây giờ. Những khu rừng đầu tiên trên Trái đất đóng một vai trò lớn.

Tại vị trí của khu rừng cổ đại, nhóm khoa học đã phát hiện ra dấu vết của 3 hệ thống rễ khác nhau. Điều này khiến các nhà khoa học cho rằng các khu rừng kỷ Devon giống như những khu rừng hiện đại, bao gồm một số loài cây chiếm những vị trí khác nhau tùy thuộc vào điều kiện môi trường địa phương. Các tác giả của công trình nghiên cứu mới đã xác định rằng một hệ thống rễ thuộc về một loài cây cọ thuộc chi Eospermatopteris.

Loài cây này có thể tồn tại rất nhiều trong môi trường. Nhưng rễ của nó trải dài trên một khoảng cách tương đối ngắn và có lẽ chỉ sống được 1 hoặc 2 năm, sau đó, chúng chết và nhường chỗ cho rễ của những loài cây khác. Các nhà nghiên cứu cũng đã tìm thấy bằng chứng về một loài cây có tên Archaeopteris, có nhiều đặc điểm chung với các loài cây có hạt hiện tại.

Loài cây Archaeopteris giống dương xỉ dường như là loài đặt nền móng cho những khu rừng hiện đại. Dựa trên kiến ​​thức thu được từ tàn tích hóa thạch của loài cây này, chúng ta có thể nói rằng không như các loài cây kỷ Devon khác, nó giống hơn với các loài cây hiện tại.

Hệ thống rễ thứ ba, có lẽ, thuộc về một loại cây giống thực vật có hoa. Có thể đây là bằng chứng đầu tiên cho thấy thực vật có hoa cũng tồn tại trong thời kỳ kỷ Devon. Tất cả các phát hiện khác đều có từ kỷ Than Đá (Carbon).

Vũ Trung Hương

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
9 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Rừng cổ xưa xuất hiện sớm hơn 5 triệu năm so với quan niệm từ trước đến nay