Phân tích chi tiết các công trình nghiên cứu đặc điểm hành vi và giao tiếp bằng giọng nói của các loài linh trưởng, nhóm khoa học quốc tế bác bỏ những lập luận chính của giả thuyết về nguồn gốc thanh quản (laryngeal descent theory - LDT) của ngôn ngữ và dự đoán thời điểm xuất hiện lời nói ở tổ tiên loài người có thể là vào 20 triệu năm trước.

Ngôn ngữ của loài người có thể đã xuất hiện từ 20 triệu năm trước

14/12/2019, 08:00

Phân tích chi tiết các công trình nghiên cứu đặc điểm hành vi và giao tiếp bằng giọng nói của các loài linh trưởng, nhóm khoa học quốc tế bác bỏ những lập luận chính của giả thuyết về nguồn gốc thanh quản (laryngeal descent theory - LDT) của ngôn ngữ và dự đoán thời điểm xuất hiện lời nói ở tổ tiên loài người có thể là vào 20 triệu năm trước.

Khả năng phát âm cụ thể của các loài linh trưởng, hoàn toàn cho phép chúng tạo ra một hệ như hệ giọng nói của con người - Ảnh : Fotolia

Theo Science Advances, ngôn ngữ hoàn chỉnh là tính năng độc đáo và phổ quát loài ở người, được truyền tải phổ biến bằng lời nói. Động vật giao tiếp theo nhiều cách khác nhau, bao gồm cả tiếng kêu, nhưng sự phức tạp về cấu trúc, tính linh hoạt và sự tích hợp của lời nói và ngôn ngữ ở người lớn hơn nhiều so với bất kỳ thứ gì tìm thấy ở các loài khác. Hiểu được khoảng cách giữa hệ thống của con người và động vật là một công việc cực kỳ khó khăn.

Các nhà khoa học đã nhận thấy rằng các loài linh trưởng từng có thể phát ra các nguyên âm tương phản (contrasting vowel) - một yếu tố chính của lời nói của con người. Điều này có nghĩa là tổ tiên của chúng ta có thể bắt đầu nói sớm hơn nhiều so với quan niệm từ trước đến nay.

Với thuyết thanh quản hạ thấp (laryngeal descent theory - LDT), người ta thường cho rằng lời nói từ tổ tiên của chúng ta đã xuất hiện khoảng 200.000 năm trước. Điều này là do khả năng độc đáo của những người hiện đại về mặt giải phẫu trong việc phát âm các nguyên âm tương phản nhờ vị trí thấp hơn của thanh quản so với các loài linh trưởng khác.

Từ cuối những năm 1960, xuất hiện một giả thuyết đã chiếm ưu thế trong nghiên cứu về sự phát triển của lời nói, theo đó, việc kéo dài thanh quản là bước đầu tiên trong sự xuất hiện của lời nói. Sau khi tổ tiên của người bắt đầu đi bằng hai chân, đầu quay lại được, giữ vị trí ngay phía trên cột sống, khiến thanh quản hạ xuống.

Thay đổi vị trí của thanh quản dẫn đến sự hình thành một khoang dài hơn gọi là hầu họng, chịu trách nhiệm tăng phạm vi và độ rõ của âm thanh phát ra. Vì các loài linh trưởng khác không có cổ họng như vậy, nên người ta đã kết luận rằng chúng không thể tái tạo âm thanh đặc trưng của lời nói đầy đủ.

Các nhà khoa học Pháp, Canada và Mỹ do Louis-Jean Boë từ Đại học Grenoble Alps (Pháp) đứng đầu, đã tiến hành phân tích chi tiết các công trình nghiên cứu đặc điểm hành vi và giao tiếp bằng giọng nói của linh trưởng và kết luận rằng vị trí thấp của thanh quản không là yếu tố giải phẫu cần thiết cho sự xuất hiện của lời nói. Theo các tác giả, khả năng phát âm cụ thể của các loài linh trưởng, hoàn toàn cho phép chúng tạo ra một hệ như hệ giọng nói của con người.

Các tác giả đã xây dựng sơ đồ lịch sử phát triển của cách phát âm ở loài linh trưởng và kiểm tra các yếu tố tiến hóa cần thiết cho sự xuất hiện của lời nói, sau đó họ đưa ra 3 kết luận chính.

Thứ nhất, vị trí thấp của thanh quản không phải là một đặc điểm ngoại lệ của loài người.

Thứ hai, để có được các nguyên âm tương phản (contrasting vowel), không cần phải có vị trí thanh quản thấp.

Thứ ba, các loài linh trưởng không giống người hiện đại vẫn có khả năng tạo ra âm thanh tương phản mà không cần thanh quản hạ thấp.

Những phát hiện của công trình nghiên cứu mới này bác bỏ những lập luận chính của giả thuyết về nguồn gốc thanh quản của lời nói, đẩy lùi thời điểm xuất hiện của lời nói có thể vào 20 triệu năm trước.

Nhà nghiên cứu Louis-Jean Boë kết luận rằng từ giờ, không bị trói buộc với thực tế về sự xuất hiện của thanh quản bị hạ thấp (laryngeal descent theory - LDT), chúng ta có thể xem xét các giả thuyết đa dạng nhất về sự xuất hiện của ngôn ngữ mà không giới hạn thời gian. Và dù hiển nhiên là lời nói góp phần truyền tải kiến thức nhưng liệu có nên coi lời nói là động cơ chính của sự phát triển nhận thức sớm hay không.

Vũ Trung Hương

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ngôn ngữ của loài người có thể đã xuất hiện từ 20 triệu năm trước