Cục Quản lý An ninh Giao thông vận tải Mỹ (TSA) đang hy vọng sẽ mở rộng công nghệ nhận dạng khuôn mặt để sàng lọc hành khách trên toàn nước Mỹ từ năm 2023.

Sân bay Mỹ sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt hành khách

Bảo Vĩnh | 04/12/2022, 15:59

Cục Quản lý An ninh Giao thông vận tải Mỹ (TSA) đang hy vọng sẽ mở rộng công nghệ nhận dạng khuôn mặt để sàng lọc hành khách trên toàn nước Mỹ từ năm 2023.

Theo Washington Post, TSA đã lặng lẽ thử nghiệm công nghệ nhận dạng khuôn mặt tại 16 sân bay lớn trong nước - từ Washington đến Los Angeles - với các điểm kiểm tra an ninh soi chiếu có gắn camera chụp ảnh nhằm phân tích khuôn mặt của hành khách.

Công nghệ nhận dạng khuôn mặt giúp cải thiện an ninh và có thể đạt cả hiệu quả, TSA cho biết, nhưng công nghệ quét khuôn mặt này cũng là phần căng thẳng nhất trong chuyến đi của hành khách.

airportchart-2.jpg
Điểm kiểm tra an ninh gắn máy nhận dạng khuôn mặt tại một sân bay Mỹ - Ảnh: Washington Post

Cách thức hoạt động của nhận dạng khuôn mặt TSA

Các sân bay Mỹ đã thử nghiệm công nghệ thu thập thông tin sinh trắc học trong nhiều năm, sau vụ tấn công khủng bố nước Mỹ ngày 11.9.2001. Đến năm 2019, các hãng hàng không sử dụng tính năng quét khuôn mặt để thay thế thẻ lên máy bay cho các chuyến bay quốc tế.

Cuộc thử nghiệm nhận dạng khuôn mặt của TSA bắt đầu tại Sân bay Quốc gia Ronald Reagan Washington (DCA) trong bối cảnh lo ngại sự lây nhiễm COVID-19 qua tiếp xúc vào tháng 8.2020.

Hệ thống này dùng để kiểm tra an ninh đối với tất cả hành khách. Tại điểm kiểm tra, khách áp thẻ căn cước (ID) của mình vào máy. Sau đó, khách nhìn vào máy ảnh trong tối đa 5 giây, và máy sẽ so sánh ảnh trực tiếp của khách với ảnh mà nó “nhìn thấy” trên ID. Mặc dù phần mềm đang đánh giá xem khách có phải là kẻ mạo danh hay không, nhưng vẫn có một tác nhân là con người ở đó để đưa ra quyết định cuối cùng (ít nhất là vào thời điểm hiện tại).

Vậy độ chính xác của nó là bao nhiêu?

TSA cho biết việc xác minh ID tốt hơn so với quy trình thủ công.

“Công nghệ này chắc chắn là một cải tiến bảo mật. Cho đến nay, chúng tôi rất hài lòng với hiệu suất của khả năng tiến hành nhận dạng khuôn mặt một cách chính xác của máy”, theo Jason Lim, một quan chức TSA phụ trách chương trình Công nghệ xác thực thông tin bằng máy ảnh (CAT-2).

Còn những người trông không giống hệt ảnh chụp bằng lái xe của họ thì sao? TSA cho biết những thay đổi nhỏ về ngoại hình theo thời gian - chẳng hạn như thay đổi kiểu tóc - có tác động tiêu cực không đáng kể đến việc xác minh danh tính.

Những ý kiến phản đối sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt

Nhưng TSA đã không thực sự công bố dữ liệu cứng về tần suất hệ thống của họ xác định sai người, thông qua kết quả trùng khớp không chính xác tích cực hoặc tiêu cực.

Một số dữ liệu cứng có thể được đưa ra ánh sáng vào năm tới, khi TSA phải trình kết quả thử nghiệm với Bộ An ninh Nội địa Mỹ trong nỗ lực buộc các sân bay trên khắp nước Mỹ chuyển đổi sang hệ thống nhận dạng khuôn mặt.

“Tôi lo TSA sẽ bật đèn xanh cho công nghệ có nhiều khả năng buộc tội sai khách du lịch da đen và da nâu, không phải người da màu và các nhóm khác trước đây từng gặp phải nhiều lỗi nhận dạng khuôn mặt”, là nhận định của Albert Fox Cahn, người sáng lập Dự án Giám sát Công nghệ Giám sát (STOP), và là một trong những người thường xuyên chỉ trích việc áp dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các thuật toán nhận dạng khuôn mặt có thể kém chính xác hơn trong việc xác định người da màu. Một nghiên cứu do Viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia Liên bang công bố vào năm 2019 cho thấy người Mỹ gốc Á và gốc Phi có khả năng bị xác định nhầm cao hơn gấp 100 lần so với nam giới da trắng, tùy thuộc vào thuật toán và loại tìm kiếm cụ thể.

Lim của TSA trấn an: “Hành khách không phải lo lắng về việc bị xác định sai. Điều đó sẽ không xảy ra và chúng tôi làm việc chăm chỉ để đảm bảo công nghệ hoạt động theo các tiêu chuẩn khoa học cao nhất. “Tính công bằng về nhân khẩu học là một vấn đề nghiêm túc đối với chúng tôi và là yếu tố quan trọng trong thử nghiệm của chúng tôi”.

Tuy nhiên, Cahn nói: “Tôi không tin TSA sẽ đánh giá hiệu quả của các hệ thống nhận dạng khuôn mặt của chính họ”.

TSA cho biết, họ không sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt cho các mục đích thực thi pháp luật. TSA cũng giảm thiểu việc giữ dữ liệu khuôn mặt của hành khách, vì vậy TSA không sử dụng các bản quét để xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia mới về ID khuôn mặt.

Lim nói: “Quá trình quét và khớp được thực hiện và ghi đè ngay lập tức tại bục của Trình kiểm tra giấy tờ đi lại. Chúng tôi không giữ ảnh trực tiếp cũng như ảnh chụp giấy tờ tùy thân”.

Nhưng TSA lại thừa nhận rằng có những trường hợp họ lưu giữ dữ liệu tới 24 tháng để văn phòng khoa học và công nghệ của họ có thể đánh giá hiệu quả của hệ thống.

Hơn nữa, TSA đã có kế hoạch mở rộng phạm vi sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt. Họ đang chạy thử nghiệm hệ thống thứ hai tại một số ít sân bay, là những nơi mà hành khách thậm chí không phải xuất trình ID vật lý để kiểm tra, vì khuôn mặt chính là ID của hành khách.

Trong các thử nghiệm với hãng bay Delta, máy so sánh khuôn mặt trực tiếp của hành khách với cơ sở dữ liệu ảnh mà chính phủ đã có, thường là từ hộ chiếu.

Nhưng hành khách phải nhớ: bất cứ khi nào dữ liệu được thu thập ở đâu đó, nó cũng có thể bị đánh cắp. TSA cho biết tất cả các cơ sở dữ liệu của họ đều được mã hóa để giảm nguy cơ bị hack.

Năm 2019, Bộ An ninh Nội địa Mỹ tiết lộ rằng những bức ảnh của hành khách đã bị đánh cắp trong một vụ xâm phạm dữ liệu, thông qua mạng của một trong những nhà thầu phụ của Bộ.

Lim của TSA cho biết: “Không có công nghệ nhận dạng khuôn mặt nào là bắt buộc. Những người không cảm thấy thoải mái sẽ vẫn phải xuất trình giấy tờ tùy thân của mình. Nhưng họ có thể nói với cảnh sát rằng họ không muốn bị chụp ảnh và cảnh sát sẽ tắt camera trực tiếp”.

Ngoài ra còn có các bảng biểu thông báo các quyền của hành khách.

Cahn của STOP nói: “Những gì chúng ta thường thấy với các chương trình sinh trắc học này là tùy chọn trong giai đoạn giới thiệu, và theo thời gian, chúng ta thấy chúng trở nên chuẩn hóa và cuối cùng là bắt buộc. Không có nơi nào bắt buộc mọi người phải đồng ý hơn là sân bay”.

Vì ngay cả những người quan tâm nhiều đến quyền riêng tư cũng thường thấy quyền này bị giới hạn khi đi máy bay. Cahn cho biết, mọi người phải chọn lựa cách giúp họ đi qua sân bay nhanh hơn.

Theo Washington Post
Copy Link
Bài liên quan
‘Ukraine dùng công nghệ nhận dạng khuôn mặt xác định lính Nga chết, báo tin cho gia đình họ’
Ukraine đang sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt Clearview AI để xác định thi thể các binh sĩ Nga thiệt mạng trong cuộc chiến và tìm gia đình nạn nhân để thông báo về cái chết của họ, Phó thủ tướng Mykhailo Fedorov nói với Reuters.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại cầm quyền Dominicana
một giờ trước Sự kiện
Theo Đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21.11 (giờ địa phương), tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại (PRM) cầm quyền, Thị trưởng Thành phố Santo Domingo - bà Carolina Mejia.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sân bay Mỹ sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt hành khách