Những HLV thất bại tại các kỳ SEA Games gần nhất đã phải rời ghế nóng. Điều tương tự cũng sẽ xảy ra với Hữu Thắng của U.22 Việt Nam tại giải đấu trên đất Malaysia?

SEA Games: Lò xay HLV và nghịch lý bóng đá Việt

Bùi Ngọc | 17/07/2017, 11:59

Những HLV thất bại tại các kỳ SEA Games gần nhất đã phải rời ghế nóng. Điều tương tự cũng sẽ xảy ra với Hữu Thắng của U.22 Việt Nam tại giải đấu trên đất Malaysia?

Không phải ngẫu nhiên mà VFF chưa đả động gì đến chuyện gia hạn hợp đồng với HLV Hữu Thắng dù giao kèo giữa hai bên chỉ còn lại vài tháng nữa là khép lại.

Thành tích của U.22 Việt Nam tại SEA Games 29 được cho sẽ quyết định việc ông thầy sinh năm 1971 có tiếp tục ngồi nghế nóng nữa hay không.

Ông thầy TVN có giữ được ghế hay không còn tuỳ thuộc vào thành tích của U.22 tại SEA Games lần này. Ảnh Nguyên Huy

Lật lại các kỳ đại hội thể thao Đông Nam Á gần đây người ta thấy rằng, giải đấu này mang ý nghĩa định đoạt tương lai của nhiều HLV đội tuyển Việt Nam qua các giai đoạn.

Năm 2007 tại SEA Games 24, HLV Alfred Riedl mất ghế sau khi U.23 Việt Nam thất bại ở bán kết trước Myanmar.

Đến SEA Games 26 năm 2011, HLV Falko Goetz từng được kỳ vòng rất lớn nhưng cũng “rụng” sau trận thua chủ nhà Indonesia. Đáng nói, ông thầy người Đức này chỉ nhận được tin mình bị sa thải, khi đang trải qua kỳ nghỉ Đông ở quê nhà.

VFF ra thông báo sa thải HLVFalko Goetz khi ông đang đi nghỉ đông. Ảnh Nguyên Huy

Gần nhất, nhà cầm quân người Nhật Bản, Toshiya Miura cũng bị “trảm” sau khi U.23 Việt Nam phải dừng bước ở bán kết SEA Games 2015.

Kịch bản mà những HLV kể trên từng trải qua gần như chắc chắn sẽ lặp lại với Hữu Thắng nếu U.22 Việt Nam tiếp tục không thể đổi màu huy chương sau nhiều thập kỷ mòn mỏi chờ đợi.

Trong năm đầu tiên dẫn dắt đội tuyển Việt Nam có thể coi là thất bại với Hữu Thắng khi đội tuyển Việt Nam bị hất văng khỏi bán kết AFF Cup 2016.

Thất bại trước Indo ở bán kết AFF Cup 2016 đã làm cho ông thầy xứ Nghệ mất điểm với VFF. Ảnh Tuấn Tú

SEA Games 29 trên đất Malaysia vào tháng 8 tới vì thế là cơ hội cuối để ông thầy người xứ Nghệ tự cứu lấy chiếc ghế cho mình.

Tấm huy chương vàng môn bóng đá nam SEA Games mà VFF và người hâm mộ kỳ vọng là rất chính đáng.

Nhưng vấn đề được đặt ra là đây chỉ sân chơi dành cho các cầu thủ trẻ lứa U và độ tuổi từ 23 trở xuống; Tấm huy chương vàng giải đấu này, nếu giành được cũng không phản ánh đúng bộ mặt hay sự tiến bộ của nền bóng đá lại là nơi phán quyết vận mệnh các nhà cầm quân thì liệu có thỏa đáng?

SEA Games là sân chơi cho lứa cầu thủ U.23, nó không thể hiện được bộ mặt nền bóng đá VN. Ảnh tuấn Tú

Thước đo phát triển của nền bóng đá phải là chất lượng của giải đấu chuyên nghiệp và thành tích đội tuyển quốc gia gặt hái được. Đây mới là nơi phản ánh bộ mặt của bóng đá Việt Nam thay vì thành tích các đội trẻ đoạt được.

Chưa ai quên Việt Nam từng đoạt vé vào tứ kết U.20 châu Á, và gần nhất là dự vòng chung kết World Cup U.20.

Nhưng ngay cả gây tiếng vang lớn như vậy vẫn chưa nói lên nhiều điều. Thế thì kể cả khi có đăng quang SEA Games 29, giải đấu vẫn được so sánh với “ao làng” Đông Nam Á vốn quá quen thuộc và không phải đấu vòng loại trên thực tế cũng đâu có gì ghê gớm?

U.20 Việt Nam dù tham dự đấu trường U.20 World Cup nhưng vẫn chưa nói lên được điều gì. Ảnh Getty Images

Bóng đá trẻ là chỉ nền móng, bước đệm cho đội tuyển quốc gia trong tương lai nhưng phải thừa nhận nó chưa thể quyết định hoặc nâng tầm cả một nền bóng đá.

Do đó nếu đặt cược tương lai của HLV Hữu Thắng vào giải đấu chỉ vốn dành cho cầu thủ trẻ liệu có công bằng?

Ngọc Duy
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
3 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
SEA Games: Lò xay HLV và nghịch lý bóng đá Việt