Ngày 19.5, khoa Y dược Đại học Đà Nẵng đã tổ chức lễ Macchabée, tri ân những người đã hiến thi hài cho sự phiệp đào tạo và nghiên cứu y khoa.

Sinh viên y khoa Đà Nẵng tri ân những người hiến thi hài

Lê Đình Dũng | 19/05/2016, 17:27

Ngày 19.5, khoa Y dược Đại học Đà Nẵng đã tổ chức lễ Macchabée, tri ân những người đã hiến thi hài cho sự phiệp đào tạo và nghiên cứu y khoa.

Nguồn gốc của lễ này bắt nguồn từ phương Tây khoảng đầu thế kỷ XVI. Tên của lễ được đặt theo tên của bác sĩ người Pháp Judas Macchabée, người đã cùng đồng nghiệp và học trò của mình lén đào mộ, lấy trộm tử thi mới đem chôn hoặc đưa những xác chết vô thừa nhậnvề rồi bí mật giấu trong những hầm rượu để mổ xẻ, tìm hiểu các quy luật phục vụ y khoa.

Đây là lần đầu tiên buổi lễ được tổ chức tại Đà Nẵng. Những buổi lễ Macchabée đầu tiên được tổ chức ở Việt Nam vào khoảng đầu thế kỷ 20, khi trường đại học y khoa đầu tiên được thành lập với hiệu trưởng là bác sĩ Alexandre Yersin. Sau đó, lễ bị gián đoạn trong một thời gian dài. Đến năm 1990 mới được khôi phục trở lại ở Đại học Y dược TP.Hồ Chí Minh.

Theo truyền thống, lễ Macchabée được tổ chức ngày thứ 6 cuối cùng của tháng 12, vì theo Thiên Chúa giáo, Chúa Jesus chết vào ngày thứ Sáu. Khi ấy lễ được tiến hành rất bí mật bởi nếu lộ ra thì tòa án tôn giáo sẽ đưa tất cả những người tham dự lên giàn hỏa thiêu.

Khi lễ Macchabée được tổ chức ở Việt Nam, người ta không còn tổ chức vào ngày thứ 6 cuối cùng của tháng 12 nữa, màtổ chức vào bất cứ ngày nào trong năm. Đối với các sinh viên y khoa ở Đà Nẵng, đây là lần đầu tiên các em được dự. Nhiều em cho biết, trước đây chỉ được nghe về buổi lễ thiêng liêng này qua các giáo trình y khoa, đến nay mới được dự.

Sinh viên Đà Nẵng tri ân những người đã hiến thi hài cho sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu y khoa.

Bác sĩ Phan Bảo Khánh, Phó chủ tịch hội Hình thể Việt Nam cho biết: “Những người hiến xác có thể có tên, có thể không tên nhưng tất cả đều được tri ân vì đóng góp của mình. Đây là một trong những cách để giáo dục y đức cho sinh viên tưởng nhớ những người thầy của mình. Dù đó là giảng viên trên giảng đườnghay những thi hài vô danh”.

Trong chương trình đào tạo bác sĩ, bộ môn Giải phẫu học là bộ môn hết sức quan trọng. Trong đó, việc khó khăn nhất là phải có tiêu bản nhân thể, những thi hài đã được xử lý để nghiên cứu.

Thạch Châu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: 'Sản phẩm, dịch vụ ngân hàng ứng dụng công nghệ mới không thua kém thế giới'
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng cho biết qua báo cáo và trải nghiệm thực tế, những giải pháp, sản phẩm dịch vụ ngân hàng phát triển dựa trên công nghệ mới không thua kém so với các nước trên thế giới…
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sinh viên y khoa Đà Nẵng tri ân những người hiến thi hài