Theo Nguyên sử, từ phía Bắc vào Thăng Long thì sẽ đi qua cổng thành có 3 cửa. Chính giữa là cửa Dương Minh, tả là Nhật Tân, hữu là Văn Hội. Cửa chính chỉ mở để cho vua đi còn các quan cũng phải đi cửa giữa. Vậy nếu để cho sứ Nguyên đi vào cửa giữa thì khác gì coi sứ ngang với vua. Sứ cứ đòi đi cửa Dương Minh còn ta có khi cũng phải nhẫn nhịn để chờ thời cơ nhưng có lúc kiên quyết giữ quốc thể.

Sứ giả nước ta cư xử đàng hoàng hơn sứ giả phương Bắc

25/10/2017, 17:00

Theo Nguyên sử, từ phía Bắc vào Thăng Long thì sẽ đi qua cổng thành có 3 cửa. Chính giữa là cửa Dương Minh, tả là Nhật Tân, hữu là Văn Hội. Cửa chính chỉ mở để cho vua đi còn các quan cũng phải đi cửa giữa. Vậy nếu để cho sứ Nguyên đi vào cửa giữa thì khác gì coi sứ ngang với vua. Sứ cứ đòi đi cửa Dương Minh còn ta có khi cũng phải nhẫn nhịn để chờ thời cơ nhưng có lúc kiên quyết giữ quốc thể.

Cổng xưa thường có 3 cửa nhưng cửa chính chỉ mở dịp quan trọng

Kỳ 1: Cha ông ta từng chỉ huy liên quân Đông Nam Á chống lại phương Bắc

Kỳ 2: Đinh Tiên Hoàng tự coi là cửa trên khiến phương Bắc bực dọc

Kỳ 3: Sứ giả phương Bắc bị hù dọa không dám bước chân vào nước ta

Kỳ 4: Vua Tống chém tướng kiếm chuyện ngoài biên giới để làm vui lòng Đại Việt

Kỳ 5: Vua Tống sợ trái ý Ngọa Triều nhà Lê​

Kỳ 6: Đại Việt tặng ngựa, nhà Tống thất kinh​

Kỳ 7: Hai nhà sư Việt bẻ gãy dã tâm của phương Bắc​

Kỳ 8: Chính sách gả công chúa để phá âm mưu của phương Bắc

Kỳ 9: Khi nhà Tống lấn đất, ông cha ta sẵn sàng tuốt gươm

Kỳ 10: Trước Lý Thường Kiệt, quân ta nhiều lần Bắc phạt sang đất Tống​

Kỳ 11: Chư hầu của Đại Việt uy hiếp nhà Tống, vua Lý toan động binh​

Kỳ 12: Lý Thường Kiệt dùng vũ lực lấy lại đất yết hầu vùng biên trong tay quân Tống​

Kỳ 13: Sợ Lý Thường Kiệt bắc phạt lần 2, vua Tống tính cắt đất​

Kỳ 14: Bị áp lực từ biên giới, vua Tống phải nghiến răng trả đất​

Kỳ 15: Lý Thường Kiệt dùng tù binh mở cho vua Tống con đường thể diện

Kỳ 16: Muốn nhà Tống trả đất, không thể dùng lý lẽ suông​

Kỳ 17: Nhà Trần dẫn quân Bắc phạt, vua Tống vừa sợ vừa mừng​

Kỳ 18: Nhà Trần 4 lần trói sứ giả Mông Cổ vì tội uốn lưỡi cú diều

Kỳ 19: Đại Việt Nguyên Mông thông hiếu, nhà Tống sợ hãi cầu thân

Kỳ 20: Nhà Trần dùng kế trừng trị các quan Đạt lỗ hoa xích​

Kỳ 21: Ba đời vua Trần và 12 lần cự tuyệt nhà Nguyên​

Kỳ 22: Nhà Trần kiên quyết không làm lính đánh thuê cho Nguyên Mông​

Kỳ 23: Nhà Nguyên đòi vũ khí tối thượng, vua Trần từ chối​

Kỳ 24: Căng thẳng đấu tranh trong lễ nghi triều kiến giữa nhà Trần và Nguyên Mông

Kỳ 25: Tranh cãi về chữ tín trong việc xử tù binh nhà Nguyên​

Kỳ 26: Trò hề của sứ Nguyên sau khi thua trận​

Kỳ 27: Nhà Trần tung tình báo, sẵn sàng phương án đánh sang đất Nguyên​

Kỳ 28: Nhà Trần mang 3 vạn quân đánh sang đất Nguyên, bắt hai ngàn tù binh​

Kỳ 29: Dùng áp lực quân sự ép nhà Nguyên trong cơn nguy loạn​

Trong quan hệ giữa nhà Trần và các triều đình nhà Nguyên thì luôn có sự thay đổi, biến động. Sau khi 3 lần đánh bại quân Nguyên Mông và một lần xuất quân đánh vào đất Nguyên thì triều đình nhà Nguyên cũng biết điều và nhún nhường hơn. Thế nhưng, không vì thế mà các sứ giả nhà Nguyên bớt đi sự hống hách ngạo mạn mỗi khi gặp triều đình nước ta.

Khâm Định Việt Sử thông giám cương mục chép: Năm 1324, Thái Định đế nhà Nguyên mới lên ngôi, sai Mã Hợp Mưu và Dương Tôn Thụy sang báo cáo và ban lịch mới; lại dụ nhà vua không nên cho quan lại ở biên giới sang xâm nhiễu Chiêm Thành. Hợp Mưu cưỡi ngựa đến cái cầu ở ao Tây Thấu vẫn không xuống ngựa. Những người hiểu tiếng Trung Quốc vâng chỉ dụ nhà vua ra bảo sứ thần xuống ngựa, tranh luận mãi vẫn không thể giải quyết được. Nhà vua sai Thị ngự sử Nguyễn Trung Ngạn ra đón tiếp, Trung Ngạn dùng lý lẽ bẻ bác, Hợp Mưu không cãi lại được, mới chịu xuống ngựa; nhà vua rất hài lòng.

Đi sứ đến nhà người khác mà lại đòi đi cổng này, cổng kia là những chuyện cực kỳ vô lý. Thế nhưng các sứ phương Bắc thời xưa rất hay dùng trò này để nắn gân thái độ triều đình ta. Trước Mã Hợp Mưu cũng có mấy lần sứ nhà Nguyên sinh sự chuyện chỉ đi cửa chính, không đi cửa phụ. Theo Nguyên sử, từ phía Bắc vào Thăng Long thì sẽ đi qua cổng thành có 3 cửa. Chính giữa là cửa Dương Minh, tả là Nhật Tân, hữu là Văn Hội. Cửa chính chỉ mở để cho vua đi còn các quan cũng phải đi cửa giữa. Vậy nếu để cho sứ Nguyên đi vào cửa giữa thì khác gì coi sứ ngang với vua. Sứ cứ đòi đi cửa Dương Minh còn ta có khi cũng phải nhẫn nhịn để chờ thời cơ nhưng có lúc kiên quyết giữ quốc thể.

Năm 1279, Hốt Tất Liệt sai Lễ bộ thượng thư Sài Thung dẫn sứ đoàn sang Đại Việt trách móc việc vua mới lập mà không “xin mệnh” của Nguyên triều. Vua Trần Nhân Tông sai Đỗ Quốc Kế lên đón hắn vào cửa quan, rồi Thái úy Trần Quang Khải phải đích thân đến sông Phú Lương đón hắn vào Thăng Long. Sài Thung cỡi ngựa đi thẳng vào đại điện, bị quân Thiên Trường chặn ở cửa Dương Minh thì hắn dùng roi ngựa quất vào đầu quân canh đến chảy máu. Đó là thời điểm Nguyên Mông nhăm nhe mang 50 vạn quân sang đánh nước ta lần thứ 2 và ta phải nhẫn nhịn để kéo dài thời gian chuẩn bị.

Còn khi ta ở trên thế thắng thì lại khác. Năm 1293, sau khi đánh bại quân Nguyên Mông lần thứ 3 thì triều đình nhà Nguyên cử Lương Tằng và Trần Phu sang đưa chiếu thư. Lần này, vua Trần Nhân Tông không thèm ra ngoài đón tiếp mà bảo người đưa 2 sứ vào điện theo cổng bên. Hai gã sứ giả này không chịu đi cổng bên mà nằng nặc không chịu vào nếu không thì ở ngoài nhà trạm. Vua Trần Nhân Tông cũng kệ cho chúng nằm đó và hai bên chỉ dùng thư qua lại với nhau. Sứ Nguyên đòi gì, nhà Trần cự tuyệt cái đó.

Trước 1261, ta cũng vài lần bắt giam sứ Nguyên nhưng đó là thời điểm 2 nước chưa bang giao và sứ nhà Nguyên quá lộng ngôn, phạm thượng. Sau khi 2 nước bang giao thì ta luôn đối đãi rất tử tế với sứ nhà Nguyên nhưng chúng thì lại được đằng chân, lân đằng đầu. Còn sứ giả ta sang Nguyên thì luôn giữ thái độ khiêm nhường nhưng cũng bị giam hãm. Ai đó có thể nói rằng vì ngày xưa, nước nào ỷ mạnh là sẽ cư xử kiểu bề trên, dìm kẻ yếu thế xuống bùn nhưng điều này không hẳn đúng. Nên nhớ rằng thời đó, ta mạnh hơn Chiêm Thành nhưng sứ giả của ta cư xử rất phái phép khi đến nước láng giềng.

Đại Việt sử ký toàn thư chép về ngoại giao giữa nhà Trần (lúc hưng thịnh) và Chiêm Thành: Trước đây, sứ nước ta tới Chiêm Thành, đều lạy chúa Chiêm trước, rồi sau mới mở chiếu thư. Đến khi Đoàn Nhữ Hài tới, liền bưng ngay chiếu thư để lên trên án và nói với chúa Chiêm: "Từ khi sứ thiên triều mang chiếu thư của thiên tử sang, xa cách ánh sáng lâu ngày, nay mở chiếu thư, thực như trông thấy mặt thiên tử, tôi phải lạy chiếu thư đã, rồi mới tuyên đọc sau". Rồi lập tức hướng vào tờ chiếu mà lạy. Lúc ấy, chúa Chiêm đứng bên cạnh, lạy thế không khỏi có chút chưa ổn, nhưng lấy cớ mà lạy chiếu thư thì về lý là thuận, mà sứ tiết cũng không phải khuất.

Từ chi tiết đó đủ thấy dù nhà Trần khi đó là cửa trên so với Chiêm Thành nhưng sứ giả đến Chiêm Thành đều lạy vua chủ nhà để giữ thể diện cho triều đình nước khác chứ đâu ngang ngược như sứ giả nhà Nguyên nói riêng và các triều đình phương Bắc thời phong kiến.

A.T

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
7 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sứ giả nước ta cư xử đàng hoàng hơn sứ giả phương Bắc