Không còn nữa cái thời của những tối cuối tuần nhà nhà người người chờ đợi những chương trình tìm kiếm tài năng biến một người thường thành ngôi sao. Xu hướng đó một phần thuyên giảm, không! Nói chính xác hơn là “thất sủng”. Nguyên nhân từ đâu?  

Tài năng ‘thất sủng’, truyền hình thực tế đang giãy chết

Một Thế Giới | 30/08/2015, 11:43

Không còn nữa cái thời của những tối cuối tuần nhà nhà người người chờ đợi những chương trình tìm kiếm tài năng biến một người thường thành ngôi sao. Xu hướng đó một phần thuyên giảm, không! Nói chính xác hơn là “thất sủng”. Nguyên nhân từ đâu?  

Bội thực truyền hình

Hình dung ở Viêt Nam có chừng 5 kênh truyền hình dành riêng cho các chương trình giải trí có thể tiếp cận dễ dàng tới tất cả người xem trên cả nước gồm: HTV7 – 9, VTV 3 – 9 – 6. Bên cạnh đó là 2 Đài Phát thanh truyền hình Vĩnh Long (THVL) và Đài truyền hình cáp SCT.

Tính trung bình một năm khán giả có khoảng gần 30 chương trình truyền hình thực tế bao hàm cả hài kịch, tìm kiếm tài năng, ca múa nhạc. Số ít tự lên ý tưởng dàn dựng như: Phái mạnh Việt, Nào cùng hát, Người dân chương trình nhí, Người dẫn chương trình truyền hình, Tiếng hát truyền hình, Sao mai điểm hẹn, Solo cùng bolero,….

Nhưng phần lớn các chương trình truyền hình thực tế nếu muốn gây chú ý phải gắn “cái mác” format quốc tế như: Việt Nam Idol, The Voice, The Voice kids (Giọng hát Việt), Dancing with the star (Bước nhảy hoàn vũ), The X-Factor (Nhân tố bí ẩn), Amazing Race (cuộc đua kỳ thú), Gương mặt thân quen, Big brother (Người bí ẩn), Học viện ngôi sao, Vietnam’s next top model,…

Trước khán giả phải chờ tới ngày cuối tuần mới có chương trình giải trí, thì nay, từ thứ 2 tới Chủ nhật, bất cứ khung giờ nào trên các kênh, không khó để ta tìm. Nếu dùng phép thử, trung bình mỗi ngày khán giả sẽ xem đều đặn 1 chương trình truyền hình thực tế ở mỗi kênh giải trí từ VTV, HTV, đài tỉnh tới kênh Kỹ thuật số trong suốt 7 trong tuần.  

Với số lượng ngộp thở những chương trình truyền hình thực tế này trong 5 năm trở lại đây trị vì và “thống trị” sóng truyền hình. Thời gian đầu nó đáp lại một phần nhu câu giải trí đơn thuần của khán giả ở nhiều đối tượng khác nhau sau những ngày lao động, học tập miệt mài.

Nhưng món ăn nào ăn mãi cũng phải ngán ngẩm, nhất là chu trình đó cứ lặp đi lặp lại từ ngày này qua tháng khác. Chẳng quá khi nói khán giả bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, thậm chí khó chịu khi hễ mở tivi lên là “đập” vào mắt dòng chữ “truyền hình thực tế”.
Tai nang ‘that sung’, truyen hinh thuc te dang giay chet-hinh-anh-1
 Bước nhảy Hoàn Vũ nhí mùa thứ 2 kết thúc tối qua mờ nhạt và có thể coi là một năm thất bại về mặt sản xuất về mọi mặt của ê-kíp này. 

Cạn kiệt ý tưởng

Với bất cứ chương trình nào trên thế giới dù lịch sử ra đời có kéo dài và nhận được sự quan tâm thu hút khán giả toàn cầu, nó vẫn không nằm ngoài quy luật thoái trào. Sự thiếu hụt tài năng thực sự có sức bật, chu trình sáng tạo bị bào mòn, ý tưởng cạn kiệt.

Điều đó đã được chứng thực với chương trình truyền hình có lịch sử 15 năm như American Idol. Sức hút khuyên giảm, tài năng trên khắp nước Mỹ không còn nhiều để có thể đủ để cung cấp cho quá nhiều chương trình đối thủ khác ra đời. Chính những yếu tố đó làm cho Nhà sản xuất lừng danh nhất thế giới Simon Cowell đã buộc lòng “dứt tình” và tuyên bố “đào mồ” chôn “đứa con tâm huyết” của mình ở tuổi 15.

Cũng không khấm khá hơn, nhưng dường như các nhà sản xuất Việt tinh ranh hơn khi tìm cách níu kéo, vớt vát tỷ xuất người xem (rating), cũng như quảng cáo bằng các chiêu trò, xảo thuật scandal. Thoạt đầu scandal nó sẽ mang đến hiệu ứng mạnh đối với công chúng nhưng trái lại nó lại góp phần đẩy nhanh, mạnh hơn sự “lụi tàn”, “dìm chết ” một tài năng – chính xác hơn là Quán quân của chương trình truyền hình thực tế đó.

Bởi không quá khó hiểu khi các tài năng này được chú ý trong suốt cuộc thi, hơn thế nó có thể được coi là hiện tượng. Song khi đêm đăng quang, hào nhoáng của chiếc “vương miện” bị tắt vì ánh đèn sân khấu đóng lại, thì tài năng đó cũng không còn được chú ý như lúc đang tham gia cuộc thi.

Một cách khai thác truyền hình thực tế theo chu trình ngược đang được áp dụng triệt để này, cộng hưởng với sự non yếu về tư duy sáng tạo kịch bản, ý tưởng về mọi mặt đã khiến cho truyền hình thực tế tìm kiếm tài năng ở Việt Nam đang “giãy chết” từng giờ, từng ngày.

Diệu Linh - Ảnh: Lý Võ Phú Hưng

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
3 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tài năng ‘thất sủng’, truyền hình thực tế đang giãy chết