Chẳng “người tốt” nào mỗi lần đi làm việc tốt mà trong đầu lại nghĩ đến việc được phúc gì bao giờ, nhưng cứ mỗi lần gặp họa thì họ lại phàn nàn: “Tại sao tôi làm nhiều việc tốt thế, tôi sống lương thiện thế! Vậy mà tôi tôi lại không được báo đáp, mà lại toàn gặp chuyện xui xẻo là sao?”

Tại sao người tốt lại không được phúc báo?

26/03/2016, 12:37

Chẳng “người tốt” nào mỗi lần đi làm việc tốt mà trong đầu lại nghĩ đến việc được phúc gì bao giờ, nhưng cứ mỗi lần gặp họa thì họ lại phàn nàn: “Tại sao tôi làm nhiều việc tốt thế, tôi sống lương thiện thế! Vậy mà tôi tôi lại không được báo đáp, mà lại toàn gặp chuyện xui xẻo là sao?”

Nhưng trước khi suy nghĩ hay thốt ra những lời như vậy đã bao giờ chúng ta thử ngẫm và tìm hiểu ba câu hỏi: Như thế nào mới là người tốt? Như thế nào mới là thực sự làm việc thiện? Như thế nào mới có được phúc báo?

Tai sao nguoi tot lai khong duoc phuc bao?

Trong cuộc sống không phải việc gì làm cũng là tốt hết, vậy chúng ta phải biết việc nào nên làm, và việc nào không nên làm.

Người sống trên cuộc đời, hãy làm việc mình nên làm, đừng làm việc mình không nên làm. Hãy học cách thuận theo tự nhiên, buông bỏ chấp nhất (dính mắc, vướng bận, bận tâm…)

Cái mà người ta buông bỏ chấp nhất không phải là buông bỏ tất cả mọi thứ trong cuộc sống, như cơm cũng không ăn, ngủ cũng không ngủ. Cái này không được gọi là buông bỏ, mà nó là một loại chấp nhất khác. Có những người còn quan niệm rằng buông bỏ là việc gì cũng không làm, để mặc cuộc sống trôi qua...Cái này cũng không phải là buông bỏ mà là một kiểu vô trách nhiệm.

Việc nào nên làm thì chúng ta làm, đó mới chính là điều tự nhiên nhất. Ví dụ như, khi bạn đi trên đường, thấy có một đứa trẻ bên kia đường trượt chân ngã, lúc này bạn chạy đến, đưa tay đỡ nó, đó chính là việc tự nhiên. Nếu bạn bỏ qua coi như không nhìn thấy thì đó không phải là buông bỏ, mà đó là mất tự nhiên. Nếu cha mẹ ốm nặng, nếu nói như buông bỏ không quan tâm thời đó không phải là buông bỏ mà là trốn tránh trách nhiệm.

Như vậy, việc gì mới là việc không nên làm?

Trước tiên chúng ta phải căn cứ vào quy chuẩn đạo đức làm người. Nếu như chúng ta làm những việc mà chúng ta không nên làm thì như vậy sẽ rất đáng lo. Cuộc sống vốn có những việc đã an bài là chúng ta không nên làm, nhưng chúng ta lại cứ cố làm thì như thế sẽ rất tốn sức mà vẫn không thành công. Đây cũng được coi là việc không nên làm.

Như vậy, cả cuộc đời mình có bao nhiêu việc nên làm đó cũng là những việc có ý nghĩa, và bao nhiêu việc không nên làm là những việc không có ý nghĩa. Khi chúng ta biết rõ việc nào nên làm và việc nào không nên làm, thì lúc đó chúng ta mới thực sự làm được vô vi, tức là để mọi việc thuận theo tự nhiên.

Làm việc tốt cũng phải tự nhiên nhất. Bất cứ một việc gì phát sinh đều có một quá trình, dù đó là chuyện tốt cũng phải để cho mọi mọi người một quá trình để nhận biết. Bởi vì có người không hiểu, bởi vì sự nghiệp không thuận lợi, chúng ta vô cùng tức giận. Tức giận vốn là không cần thiết. Giống như ban đầu chúng ta muốn làm việc tốt nhưng vì nguyên nhân khách quan nào đó khiến cho việc tốt không thể hoàn thành, vì thế chúng ta thấy mất hứng, chán nản và tức giận. Đây là điều không tốt. Bởi khi chúng ta làm việc tốt, không thành lại sinh ra lo lắng tức giận khiến tâm tình tiêu tán, thì đây không còn gọi là làm việc tốt.

Chúng ta thường nói phải tu đức. Lúc đánh giá một người chúng ta vẫn dùng hai từ “đức hạnh” để đánh giá. Nói người này tốt là vì có tính tình tốt, nói người kia không tốt là vì tính tình không tốt. Làm việc tốt là tích đức, làm việc xấu là thất đức, cái này ai cũng có thể hiểu được. Nhưng khi chúng ta chấp nhất vào làm một việc, dù là việc tốt làm không thành sinh bực bội, nhấc lên được không bỏ xuống được. Đây vẫn là thất đức chứ không phải là tích đức.

Vậy làm thế nào để đánh giá được hành vi của mình?

Trước tiên chúng ta phải thường xuyên ngẫm lại mình, xem xét lại mình, xem xem có phải chúng ta đang ở cảnh giới rất tốt hay không? Xem xem có phải chúng ta đang có tâm tư tốt hay không? Có thành kiến hay không? Có phải lúc nào cũng băn khoăn giữa được và mất hay không? Nếu như những tâm này đều là không có thì chính là tĩnh.

Lúc này, chúng ta nên yên tĩnh dựa theo ý nguyện của mình khi làm việc gì đó thì đó gọi là có đức. Công đức là không thể tính toán. Làm việc gì sau khi trải qua sự tính toán rồi thì đó gọi là vô công đức.

Làm việc tốt mà hy vọng người ta cảm ơn thì công đức mất đi một nửa. Làm việc tốt mà dương dương tự đắc, khoe khoang thì công đức cũng chưa có. Mọi sự muốn làm đều phải thuận theo tự nhiên. Tự nhiên mới là cảnh giới cao nhất.

Thu Hương (Tổng hợp)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
2 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tại sao người tốt lại không được phúc báo?