Trước việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đang tràn lan trong cả nước thì thông tin thịt “sạch" được nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP có chứng nhận, đảm bảo truy xuất nguồn gốc từ trại nuôi đến người tiêu dùng ra chợ được xem là một tín hiệu đáng mừng với người tiêu dùng.

Tăng cường thịt 'sạch', hạn chế thịt 'bẩn' bủa vây người tiêu dùng

Một Thế Giới | 03/11/2015, 10:07

Trước việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đang tràn lan trong cả nước thì thông tin thịt “sạch" được nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP có chứng nhận, đảm bảo truy xuất nguồn gốc từ trại nuôi đến người tiêu dùng ra chợ được xem là một tín hiệu đáng mừng với người tiêu dùng.

Thịt “bẩn” ngày càng tràn lan thị trường
Báo cáo của Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT) mới đây cho thấy, việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đang tràn lan trong cả nước.
Theo đó, trong đợt thanh tra đột xuất tại các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, thanh tra Bộ NN&PTNT đã phát hiện 5 công ty sử dụng chất cấm trong sản xuất thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y. Đồng thời, phát hiện 16% mẫu thịt có vi khuẩn Salmonelle (gây ngộ độc thực phẩm) và 7,6% mẫu thịt có dư lượng hóa chất, kháng sinh vượt ngưỡng.
nguoi tieu dung, thit sach tieu chuan VietGAP
Tình trạng heo sử dụng chất cấm ngày càng tăng (Ảnh minh họa: Phan Diệu) 
Thông tin từ Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cũng cho biết, trong 10 tháng qua, cơ quan này đã xử phạt vi phạm hành chính 216 công ty vi phạm về an toàn thực phẩm. Cục An toàn thực phẩm còn thu hồi 30 giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, 7 giấy xác nhận nội dung quảng cáo và 230kg sản phẩm vi phạm về chất lượng. Riêng trong tháng 10, cơ quan này đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 40 công ty vi phạm về an toàn thực phẩm với tổng số tiền phạt gần 752 triệu đồng.
Tại TP.HCM, việc thịt gia súc, gia cầm tồn dư thuốc tăng trọng, kháng sinh đã trở nên phổ biến.
nguoi tieu dung, thit sach tieu chuan VietGAP
Việc thịt gia súc, gia cầm tồn dư thuốc tăng trọng, kháng sinh đã trở nên phổ biến (Ảnh: Phan Diệu)
Theo Chi cục Thú y TP.HCM, trong năm 2013-2014, việc sử dụng chất cấm trong heo có dấu hiệu giảm, tuy nhiên 6 tháng đầu năm 2015 lại tăng đột biến. Trong 6 tháng đầu năm nay, cơ quan này đã xử lý trên 1.000 trường hợp vi phạm, trong đó có 24 tấn thịt heo không rõ nguồn gốc xuất xứ, không giấy chứng nhận kinh doanh, 1 tấn thịt gà biến màu, rỉ dịch, bốc mùi hôi...
Ở TP.HCM, các cơ sở chăn nuôi hiện chưa có hiện tượng này song phải chịu ảnh hưởng do nguồn cung từ các tỉnh khác đổ về. Số liệu từ các cơ quan chức năng cho thấy, hiện nay, nguồn cung tại chỗ của TP.HCM mới chỉ đáp ứng được khoảng 10,3% nhu cầu tiêu thụ thịt heo và 0,76% thịt gia cầm. Nguồn cung các thực phẩm này từ các tỉnh lân cận đổ về. Từ đầu năm đến nay, trung bình mỗi tuần, TP.HCM có đến 3.000 tấn thịt trâu, bò, heo, gà và phụ phẩm đưa về các kho lạnh trên địa bàn thành phố. Đây là một vấn đề rất đáng lo ngại bởi nguy cơ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe người tiêu dùng.
nguoi tieu dung, thit sach tieu chuan VietGAP
 Nguy cơ tiềm ẩn tình trạng mất an toàn thực phẩm từ các thực phẩm đông lạnh, không rõ nguồn gốc (Ảnh: Phan Diệu)
Đơn cử, vào cuối tháng 8, Chi cục Thú y TP.HCM đã xác định được 12 lô heo dương tính với chất cấm salbutamol (chất tạo nạc, tăng trọng). Trước đó, kết quả thanh tra đợt 1 của Chi cục này cũng cho thấy lượng heo sử dụng chất cấm tăng báo động, đặc biệt từ Đồng Nai - nơi cung cấp lượng lớn heo cho các lò giết mổ ở TP.HCM.
Tăng cường thịt "sạch" ra thị trường
Trước tình trạng "thịt bẩn" ngày càng tràn lan trên thị trường, mới đây, TP.HCM đã tổ chức vùng chăn nuôi, giết mổ tập trung.
Cụ thể, thông qua Công ty An Hạ, TP.HCM đã đưa "thịt heo sạch" được nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP có chứng nhận và đảm bảo truy xuất nguồn gốc từ trại nuôi đến ra chợ và tới tay người tiêu dùng. Thịt heo VietGap có quy trình kiểm soát riêng và các bên tham gia mô hình này thiết lập chuỗi giá trị cung ứng thịt heo sạch, an toàn từ khâu chăn nuôi, giết mổ đến thành phẩm và phân phối ra thị trường. Qua đó người tiêu dùng có thể truy xuất nguồn gốc sản phẩm thịt heo từ nông trại đến bàn ăn.
Đây là lần đầu tiên trên cả nước, một chuỗi cửa hàng bán thịt heo đạt tiêu chuẩn VietGAP đã được chính thức ra mắt tại chợ Hòa Bình, quận 5, TP.HCM.
nguoi tieu dung, thit sach tieu chuan VietGAP
Thịt đạt chứng nhận VietGAP sẽ giúp người tiêu dùng có nơi để lựa chọn các sản phẩm an toàn cho mình (Ảnh: Phan Diệu)
Chuỗi cửa hàng này có chứng nhận và đảm bảo truy xuất nguồn gốc từ trại nuôi đến tay người tiêu dùng. Điều đáng nói, giá bán thịt heo sạch ở đây cũng chỉ tương đương với giá thị trường.
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.HCM cho biết, việc mở các cửa hàng này là cách giúp quảng bá chuỗi sản xuất thịt heo sạch khép kín của thành phố. Từ đó, giúp người tiêu dùng có nơi để lựa chọn các sản phẩm an toàn cho mình.
Hiện nay, TP.HCM có gần 650 hộ nuôi heo đạt chứng nhận VietGAP với tổng đàn 41.000 con. Dự kiến, chuỗi cửa hàng thịt lợn VietGAP sẽ được mở rộng ra các chợ truyền thống khác.
Như vậy, đây được xem là một thông tin đáng mừng khi người tiêu dùng đang ngày ngày phải "đỏ mắt" tìm kiếm nguồn cung thực phẩm sạch cho bữa ăn của gia đình.
Phan Diệu
>> Chủ nhân mới của biệt thự cổ 35 triệu đô là một nữ doanh nhân 8X? 
>> Cuộc chơi liều lĩnh của Trung Quốc khi xây đảo nhân tạo phi pháp
>> Cường Đôla được nhiều người ủng hộ khi có người yêu mới 
>> Đằng sau chuyện Tổng thư ký LHQ Ban Ki-Moon đến thăm nhà thờ dòng họ Phan
>> Tiểu Long Nữ có truyền nhân tại Việt Nam, mỹ nữ bán trà chanh kiếm 80 triệu/tháng
>> Á khôi xinh như hoa bị chỉ trích vì cho ôm thuê giá 5.000 đồng
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
1 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tăng cường thịt 'sạch', hạn chế thịt 'bẩn' bủa vây người tiêu dùng