Trên đường thăm Thành phố Hồ Chí Minh, một tàu chiến Anh đã áp sát quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép, theo hai nguồn tin giấu tên của Reuters.

Tàu chiến Anh áp sát quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm trái phép

06/09/2018, 11:29

Trên đường thăm Thành phố Hồ Chí Minh, một tàu chiến Anh đã áp sát quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép, theo hai nguồn tin giấu tên của Reuters.

Tàu đổ bộ Albion - Ảnh: ukdefencejournal.org.uk

Hãng tin Anh ngày 6.9 cho biết tàu đổ bộ Albion của hải quân hoàng gia Anh thực hiện cuộc áp sát này hằm thực hiện quyền tự do hàng hải, đồng thời thách thức việc Trung Quốc ngang ngược tuyên bố chủ quyền hầu như toàn bộ Biển Đông.

Một nguồn tin nói Trung Quốc cử một tàu tuần dương và 2 trực thăng thách thức tàu chiến Anh, nhưng hai bên giữ bình tĩnh suốt cuộc đối đầu này.

Nguồn tin còn lại nói chiếc Albion không đi vào vùng biển 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc chiếm trái phép ở Biển Đông, nhưng hải trình này thể hiện Anh không chấp nhận việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền quần đảo Trường Sa.

Người phát ngôn hải quân hoàng gia Anh tuyên bố: “Chiến hạm Albion thực quyền tự do hàng hải, hoàn toàn tuân thủ luật pháp quốc tế và các chuẩn mực”.

Các Bộ Ngoại giao và Quốc phòng Trung Quốc chưa bình luận.

Hải quân hoàng gia Anh cũng từng áp sát quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nhưng không đi vào khu vực 12 hải lý, theo các nguồn tin ngoại giao cho Reuters biết.

Chiếc Albion có trọng tải 22.000 tấn, chở 120 thủy thủ hải quân hoàng gia Anh, đã cập cảng Thành phố Hồ Chí Minh ngày 3.9.

Trước đó, tàu chiến này được triển khai đến Nhật Bản, vào lúc nước Anh đào sâu quan hệ quân sự với một khu vực giữ phần quan trọng đối với an ninh toàn cầu.

Nhật cùng đồng minh Mỹ là một thế lực mạnh nhất để kiểm soát sự trỗi dậy của Trung Quốc ở châu Á, và Anh, Pháp cùng khối tứ trụ kim cương (Nhật, Mỹ, Úc, Ấn Độ) đều muốn hiện diện quân sự nhằm răn đe việc Trung Quốc hung hăng trên Biển Đông, xây đảo nhân tạo trái phép và quân sự hóa chúng.

Những năm gần đây, Mỹ thuờng cử tàu chiến tuần tra thực hiện quyền tự do hàng hải (FONOP) trên Biển Đông, để khẳng định sự phản đối những hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc.

Theo Reuters, chiếc Albion có nhiệm vụ thách thức việc Trung Quốc ngày càng kiểm soát Biển Đông, sau khi Mỹ nói sẽ còn nhiều quốc gia thực hiện tuần tra FONOP ở khu vực này.

Anh - Mỹ đều nói đã tiến hành tuần tra FONOP khắp thế giới, gồm các khu vực mà các đồng minh của Anh - Mỹ tuyên bố chủ quyền.

Trong một cuộc họp mới đây giữa lãnh đạo quân đội Anh và Úc, hai nước đã bàn đến chuyện cùng nhau thực hiện cuộc tuần tra trên Biển Đông, khi tàu sân bay Nữ hoàng Elizabeth của hải quân hoàng gia Anh cùng các tàu chiến Úc tuần tra FONOP ở Biển Đông.

Anh và Pháp - cả hai thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ - cụ thể hóa quan điểm phản đối Bắc Kinh bằng cách đồng lòng nối gót Mỹ tiến hành tuần tra FONOP ở Biển Đông.

Bắc Kinh gia tăng quân sự hóa các đảo nhân tạo xây trái phép trên Biển Đông. Hồi tháng 4, Trung Quốc lén lút dàn tên lửa chống hạm YJ-12B, tên lửa phòng không HQ-9B và thiết bị chiến tranh điện tử trên Đá Vành Khăn, Đá Subi và Đá Chữ Thập đều thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đang bị Bắc Kinh chiếm đóng phi pháp.

Hồi tháng 5, khi hai tàu chiến Mỹ (khu trục hạm Higgins và tuần dương hạm Antietam) áp sát các đảo nhân tạo thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm, tàu chiến hải quân Trung Quốc (PLAN) liền thách thức và sau đó Bắc Kinh gọi đó là “hành động khiêu khích”.

Hồi tháng 4, Trung Quốc hành xử tương tự, khi 3 tàu chiến Úc đi qua Biển Đông.

Năm 2015, khi đứng cạnh Tổng thống Mỹ Barack Obama ở Nhà Trắng, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hứa không quân sự hóa các đảo nhân tạo xây trái phép trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Nhưng sau đó, các quan chức Trung Quốc xác nhận đã dàn tên lửa ở đó, với lý do “cần thiết” vì Mỹ “xâm phạm lãnh hải Trung Quốc”.

Hồi tháng 6, khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis thăm Bắc Kinh, ông Tập thẳng thừng cảnh báo rằng “Trung Quốc sẽ không nhường một tấc đất nào của Trung Quốc”.

Bảo Vĩnh (theo Reuters)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó với gió mạnh trên biển, mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống bảo đảm kịp thời, hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại. Yêu cầu trên được Thủ tướng Chính phủ đặt ra với Bộ trưởng các bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố tại Công điện số 120/CĐ-TTg, ngày 25.11.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tàu chiến Anh áp sát quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm trái phép