Trong tháng 8, cả nước có 13,4 nghìn doanh nghiệp (DN) thành lập mới, giảm 15,2% so với tháng 7.2024 và giảm 12,8% so với cùng kỳ năm trước.
Thị trường và chính sách

Tháng 8, số doanh nghiệp mới thành lập giảm 15%

Lam Thanh 06/09/2024 11:40

Trong tháng 8, cả nước có 13,4 nghìn doanh nghiệp (DN) thành lập mới, giảm 15,2% so với tháng 7.2024 và giảm 12,8% so với cùng kỳ năm trước.

Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục thống kê, Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 8.2024 ước tính tăng 2,0% so với tháng trước và tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng năm 2024, IIP ước tính tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 giảm 0,2%).

Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 9,7%, đóng góp 8,4 điểm phần trăm trong mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 11,6%, đóng góp 1,0 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,8%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm; ngành khai khoáng giảm 6,0%, làm giảm 0,9 điểm phần trăm.

Chỉ số sản xuất công nghiệp 8 tháng năm 2024 so với cùng kỳ năm trước tăng ở 61 địa phương và giảm ở 2 địa phương trên cả nước; số lao động đang làm việc trong các DN công nghiệp tại thời điểm 1.8.2024 tăng 0,9% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 4,5% so với cùng thời điểm năm trước.

dn.jpg
Tháng 8, số DN thành lập mới giảm 15% so với tháng trước

Về tình hình đăng ký DN, trong tháng 8, cả nước có 13,4 nghìn DN thành lập mới, giảm 15,2% so với tháng 7.2024 và giảm 12,8% so với cùng kỳ năm trước.

Ngoài ra, cả nước còn có gần 8,5 nghìn DN quay trở lại hoạt động; có 5.334 DN đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn; 5.160 DN ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể; có 1.927 DN hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 11,4% và tăng 26,0%.

Tính chung 8 tháng năm 2024, cả nước có 168,1 nghìn DN đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động; bình quân một tháng có hơn 21 nghìn DN thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

Số DN rút lui khỏi thị trường là 135,3 nghìn; bình quân một tháng có hơn 16,9 nghìn DN rút lui khỏi thị trường.

Về đầu tư, vốn đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương tập trung đẩy mạnh thực hiện.

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tháng 8.2024 ước đạt 62,1 nghìn tỉ đồng, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng năm 2024, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước ước đạt 363,1 nghìn tỉ đồng, bằng 47,8% kế hoạch năm và tăng 2,0% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 bằng 48,6% và tăng 24,5%).

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 31.8.2024 bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 20,52 tỉ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 8 tháng năm 2024 ước đạt 14,15 tỉ USD, tăng 8,0% so với cùng kỳ năm trước.

Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong 8 tháng năm 2024 có 75 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 148 triệu USD, giảm 39,4% so với cùng kỳ năm trước; có 17 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn điều chỉnh giảm 736,7 triệu USD.

Báo cáo cũng cho hay Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8.2024 ổn định so với tháng trước. So với tháng 12.2023, CPI tháng 8 tăng 1,89% và so với cùng kỳ năm trước tăng 3,45%. Bình quân tám tháng năm 2024, CPI tăng 4,04% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,71%.

Chỉ số giá vàng tháng 8.2024 tăng 1,93% so với tháng trước; tăng 20,4% so với tháng 12.2023; tăng 31,05% so với cùng kỳ năm trước; bình quân 8 tháng năm 2024, chỉ số giá vàng tăng 25,54%.

Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 8.2024 giảm 0,64% so với tháng trước; tăng 3,55% so với tháng 12.2023; tăng 5,86% so với cùng kỳ năm trước; bình quân 8 tháng năm 2024 tăng 5,85%.

Bài liên quan
Dự án chính quyền số TP.Hải Phòng: Gia tăng sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp
UBND TP.Hải Phòng vừa khai trương Dự án Chính quyền số TP.Hải Phòng - một trong những dự án quan trọng trong phát triển kinh tế số, xã hội số.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 3: Hiến kế phát triển nghề
Để nghề sản xuất muối vượt qua khó khăn, làm tiền đề để nâng cao đời sống và có nhiều hơn những hộ khá giàu, bà con diêm dân đã mạnh dạn hiến kế để chính quyền địa phương xem xét, lựa chọn kế sách phù hợp, từng bước đưa nghề muối ở Bạc Liêu phát triển bền vững, diêm dân sống được với nghề vốn được xem là truyền thống.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tháng 8, số doanh nghiệp mới thành lập giảm 15%