Trái tim đôi khi vì yêu, vì hận mà mù quáng vô cùng... Và đó cũng là mối tinh si đầy thống khố của thằng gù Quasimodo trong tuyệt phẩm "Nhà thờ Đức Bà Paris" của Victor Hugo.
Giữa một không gian nhà thờ uy nghiêm và sừng sững, giữa một Paris lãng mạn, cổ kính, trầm lắng và đắm say, đã diễn ra một câu chuyện nghiệt ngã giữa những con người, khi mà ranh giới giữa tình yêu và sự thù hận chỉ là một sợi tơ rất mỏng manh. Họ có quyền lựa chọn, nhưng lại không thể lựa chọn được điều gì là đúng, điều gì là sai, bởi lý trí không đủ mạnh để tỉnh táo quyết định. Chỉ có trái tim - trái tim đôi khi vì yêu, vì hận mà mù quáng vô cùng.
Quasimodo là một thằng gù xấu xí, mồ côi khốn khổ được người ta đưa về nhà thờ nuôi dưỡng và trở thành người đánh chuông cho nhà thờ. Một thằng gù sống hoang dại, trơ lỳ, tưởng như trái tim đã bị đánh cắp, tưởng rằng không còn điều gì có thể đánh động nổi trái tim ấy nữa. Vậy mà thằng gù xấu xa đó đã biết yêu, yêu một tình yêu say đắm, cuồng nhiệt. Hắn yêu nàng Esmerald, trong khi nàng lại sợ sệt cái hình dạng xấu xí của hắn. Nàng thiếu nữ Bohemien xinh đẹp ấy đã đem lòng yêu một con người khác.
Nhà thờ Đức Bà Paris (tiếng Pháp: Notre-Dame de Paris, 1831) là tiểu thuyếtcủa đại văn hào Pháp Victor Hugo.
Tác phẩm ra đời xuất phát từ việc tác giả muốn viết một cuốn tiểu thuyết về ngôi nhà thờ nổi tiếng ở thủ đô ở thủ đô Paris (Pháp) đã đến với Victor Hugo vào năm 1828.
Ông đã nhiều lần đến nhà thờ Đức bà Paris để ngắm kiến trúc cổ của ngôi nhà thờ và nảy ra ý tưởng viết một cuốn tiểu thuyết có tính chất lịch sử lấy bối cảnh Paris thời Trung cổ.
Victor Hugo (26.2.1802 tại Besançon – 22.5.1885 tại Paris) là một nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch thuộc chủ nghĩa lãng mạn nổi tiếng của Pháp.
Thành công vang dội của hai tác phẩm 'Nhà thờ Đức Bà Paris' và 'Những người khốn khổ' đã đưa Victor Hugo trở thành tiểu thuyết gia của công chúng.
Victor Hugo muốn ngôi nhà thờ cổ kính tráng lệ vượt lên trên thời gian và tất cả những biến cố. Tác phẩm đã thể hiện được sự vươn đến một tầm cao triết lý, qua cách mô tả một định mệnh đã dẫn các nhân vật gắn liền với ngôi nhà thờ này cho đến chỗ chết, chỗ hủy diệt.
Tính cách của các nhân vật trong tuyệt phẩm được khắc họa đậm nét. Mối tình đau khổ dẫn đến ghen tuông của Đức cha Frollo biến ông thành kẻ ích kỷ, độc ác. Viên đại úy Phoebus với nét hào hoa, đỏm dáng nhưng tâm hồn vô cùng hời hợt. Người đẹp Digan Esméralda trong trắng, ngây thơ và có số phận bất hạnh. Còn Quasimodo, một tên gù mồ côi giữ nhiệm vụ kéo chuông tại Nhà thờ Đức Bà Paris, là một tâm hồn đầy thống khổ với nỗi cô đơn và tình yêu, sự hy sinh cao cả dành cho người con gái mà mình tôn thờ.
Tổng hợp