Nhiều thay đổi đang diễn ra tại trường thể thao số 1 Thượng Hải - Pudong New Area, nơi đào tạo các nhà vô địch Olympic cho Trung Quốc trong hơn 3 thập kỷ qua, báo hiệu sự xuống cấp cho nền thể thao của quốc gia đông dân nhất thế giới.

Thế vận hội Rio 2016 là điểm kết thúc của thể thao Trung Quốc?

Hàn Giang | 19/05/2016, 18:30

Nhiều thay đổi đang diễn ra tại trường thể thao số 1 Thượng Hải - Pudong New Area, nơi đào tạo các nhà vô địch Olympic cho Trung Quốc trong hơn 3 thập kỷ qua, báo hiệu sự xuống cấp cho nền thể thao của quốc gia đông dân nhất thế giới.

Nền thể thao Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu kể từ khi quốc gia này trở lại đấu trường Olympic vào năm 1980và đỉnh cao là đứng đầu bảng tổng sắp huy chương tại Thế vận hội Bắc Kinh năm 2008 với 56 huy chương vàng, bỏ xa Mỹ đến 15 huy chương. Bốn năm sau sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh được tổ chức trên sân nhà, Trung Quốc tiếp tục khẳng định vị thế của mình với vị trí thứ 2 sau Mỹ ở Thế vận hội Londonnăm 2012.

Tuy nhiên, tại Thế vận hội diễn ra tại Rio de Janeiro trong khoảng 3 tháng nữa, nhiều người cho rằng đó sẽ là điểm kết thúc cho thời kỳ huy hoàng của thể thao Trung Quốc. Những thách thức đang diễn ra trong hệ thống đào tạo vận động viên của Trung Quốc, khi các bậc cha mẹ không còn ủng hộ việc con cái của họ tham gia các khóa huấn luyện khắc nghiệt từ lúc 6 tuổi. Điều này dẫn đến sự suy giảm về số lượng học viên tại các trung tâm huấn luyện hay trường thể thao.

Một số trường thể thao tại Trung Quốc đã đóng cửa trong thời gian gần đây. Theo thống kê từ chính phủ, số trường thể thao giảm nhanh chóng từ 3.687 trường trong năm 1990. Huang Qin, người đứng đầu trường thể thao Thượng Hải Pudong New Area cho biết: “Trong những năm 1980-1990, các trường thể thao như Pudong New Area là một nơi cực kỳ hấp dẫn đối với các học viên. Tiền trợ cấp là nguyên nhân chính khiến những gia đình nghèo khuyến khích con cái tham gia các hoạt động thể thao”.

“Tuy nhiên hiện tại, khi đời sống khá hơn, người Trung Quốc không còn muốn con em mình đến trường thể thao nếu chúng đạt điểm cao trong các kỳ thi văn hóa. Số lượng sinh viên giảm xuống nhanh chóng do xã hội ngày càng coi trọng việc giáo dục văn hóa”, ông Qin nói thêm.

Ngoài ra, những bất cập trong chính sách hỗ trợ cho các vận động viên đã từ giã sự nghiệp sau thời kỳ huy hoàng cũng khiến người Trung Quốc ngày càng lạnh nhạt với thể thao. Thông thường, các vận động viên Trung Quốc sau khi nghỉ hưu nếu không tiếp tục tham gia vào các hoạt động liên quan đến thể thao như huấn luyện, đào tạo lớp trẻ, sẽ rất khó tìm kiếm một công việc khác và phải đối mặt với sự thờ ơ từ chính quyền.

Bắc Kinh đã cố gắng tăng cường sự quan tâm của người dân thông qua một chính sách mới ban hành trong năm 2010, được gọi là tài liệu 23, yêu cầu các trường thể dục thể thao nâng cao tiêu chuẩn giảng dạy và hỗ trợ nhiều hơn cho vận động viên đã nghỉ hưu. Tuy nhiên, nhiều người vẫn tỏ ra nghi ngờ với chính sách mới của Trung Quốc và cho rằng Thế vận hội Rio 2016 sẽ đặt dấu chấm hết cho quốc gia này.

Hàn Giang(theoNewsweek)

Ảnh: Vận động viênYao Jinnan của Trung Quốcbiểu diễn tại Thế vận hội London năm 2012.
Bài liên quan
Mỹ tăng thuế đối với 18 tỉ USD hàng Trung Quốc
Đài CNN dẫn lời Nhà Trắng ngày 14.5 thông báo Tổng thống Joe Biden quyết định tăng thuế đối với 18 tỉ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc – một nỗ lực nhằm ưu tiên ngành sản xuất nội địa đồng thời ngăn chặn đối thủ châu Á phát triển các công nghệ quan trọng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo là tài nguyên vô tận
13 giờ trước Khoa học - công nghệ
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, KH-CN, đổi mới sáng tạo là nguồn tài nguyên vô tận, không gian phát triển vô hạn và có thể xuất phát từ những ý tưởng đơn giản nhất.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thế vận hội Rio 2016 là điểm kết thúc của thể thao Trung Quốc?