Theo Tổng cục Thống kê, tháng 1.2017, trong tổng số vốn FDI đăng ký của các dự án cấp mới và vốn bổ sung đạt 1.423 triệu USD, thì vốn vào lĩnh vực bất động sản đạt 297,4 triệu USD chiếm 20,9%.
Đáng lưu ý là trong tháng 1 ngànhkinh doanh bất động sản không có dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư.
Có nhiều dự báo cho rằnglĩnh vực kinh doanh bất động sản ở Việt Nam vẫn tiếp tục hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài vì nhiều tiềm năng sinh lời.
GS. Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp FDI Việt Nam nhận định,năm 2016 vốn FDI vào bất động sảnđạt khoảng 1,3 tỉUSD, giảm 44% so với cùng kỳ 2015 và chỉ chiếm 10% tổng vốn FDI đăng ký trong năm, giảm nhẹ so với cùng kỳ 2015 (11,5%).
Trong bối cảnh thị trường bất động sản Việt Nam được đánh giá là đang tăng trưởng trở lại, nhưng vốn FDI vào suy giảm là tín hiệu không lạc quan lắm về lượng. Tuy nhiên, xét về chất thì nhìn chung các dự án có chấthơn và tỉlệ vốn FDI thực hiện cao hơn. Đó là xu hướng tích cực trong thu hút FDI nói chung và FDI vào bất động sản.
Trước đó, tính từ năm 2007 đến 2010, tuy có nhiều dự án bất động sản hàng tỉUSDnhưng tỉlệ vốn thực hiện khá thấp, khoảng 25%, một số dự án không được triển khai đã bị thu hồi Giấy đăng ký đầu tư. Từ 2011 đến nay khoảng lệch giữa vốn đăng ký với vốn thực hiện đã thu hẹp nhiều do phần lớn dự án FDI đã rút ngắn thời gian triển khai xây dựng; có dự án vốn đầu tư 3 tỉUSD chỉ mất khoảng 1 năm kể từ khi có Giấy đăng ký đầu tư đã hoàn thành và đưa vào vận hành.
Như JICA cho biết Nhật Bản giúp Việt Nam đầu tư dự án chống ngập ở TP.HCM trị giá 211 triệu USD, bắt đầu thực hiện vào năm 2017, nhà đầu tư sẽ được nhận khu đất trị giá ngang với tổng mức đầu tư của dự án để phát triển chung cư 20 tầng.
Đặc biệt, theo GS. Nguyễn Mại, các nhà đầu tư ngoại cũng khá nhanh nhạy với thị trường Việt Nam. Họ không chỉ tham gia vào phân khúc cao cấp và hạng sang như trước mà còn đẩy mạnh hợp tác phát triển dòng sản phẩm trung bình khá và nhà ở xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở của đại bộ phận người dân Việt Nam và xâytheo tiêu chuẩn nhà ở của Nhật, Hàn Quốc, Singapore.
Đáng chú ý là nếu như trước đây Nhật Bảnđầu tư vào bất động sản chủ yếu dưới dạng đầu tư tài chínhthì nay một số tập đoàn bất động sản hàng đầu của Nhật Bản đầu tư trực tiếp vào dự án sẽ có tác động nâng cao chất lượng của thị trường Việt Nam, nhất là ở những đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng.
Ngoài những nguyên nhân về môi trường đầu tư của Việt Nam đã được cải thiện rõ rệt, tạo nên lợi thế so sánh hơn các nước trong khu vực, theo GS. Nguyễn Mại, có 2 nhân tố gắn với thị trường bất động sản: Một là dự báo tầng lớp trung lưu của Việt Nam tăng nhanh trong những năm sắp đến, mà theo Ngân hàng HSBC nhận định thì có tốc độ nhanh nhất Đông Nam Á, từ 12 triệu vào năm 2012 tăng lên 33 triệu người vào năm 2020.
Hai là, việc Chính phủ Việt Nam cho người nước ngoài sở hữu nhà đang tạo nên sự khác biệt trên thị trường nhất là phân khúc cao cấp, vì khi họ đầu tư thì được hưởng tỷ suất sinh lợi 7-8% tại thị trường Việt Nam, trong khi ở nước họ chỉ 1-2%. Điều này sẽ thu hút một lượng lớn vốn FDI vào thị trường BĐS Việt Nam, đặc biệt là những dự án có vị trí, thiết kế đẹp, pháp lý minh bạch, môi trường sống tốt.