Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động thực hiện ngay các biện pháp ổn định thị trường tài chính tiền tệ, chứng khoán.

Thủ tướng yêu cầu thực hiện ngay các biện pháp ổn định thị trường tài chính, tiền tệ

Lam Thanh | 20/04/2022, 18:15

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động thực hiện ngay các biện pháp ổn định thị trường tài chính tiền tệ, chứng khoán.

Thủ tướng Chính phủ vừa có chỉ đạo các bộ, ngành, cơ quan liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động thực hiện ngay các biện pháp nhằm bảo đảm an ninh, an toàn hoạt động thị trường tài chính, tiền tệ.

Cụ thể, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động thực hiện ngay các biện pháp ổn định thị trường tài chính tiền tệ, chứng khoán.

ck.jpg
Thủ tướng yêu cầu thực hiện ngay các biện pháp ổn định thị trường tài chính, tiền tệ

Bộ Công an, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các cơ quan liên quan theo chức năng và nhiệm vụ được giao tiếp tục phối hợp chặt chẽ để thực hiện tốt, hiệu quả, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp được giao tại Công điện số 8857/CĐ-VPCP ngày3.12.2021, Công điện số 304/CĐ-TTg ngày 7.4.2022, Công điện số 311/CĐ-TTg ngày 11.4.2022 của Thủ tướng Chính phủ và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 14/TTg-KTTH ngày 14.4.2022.

Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phối hợp với các cơ quan liên quan làm việc, yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện công bố thông tin theo đúng quy định pháp luật; trường hợp phát hiện công bố thông tin không rõ ràng, không chính xác thì yêu cầu cải chính và xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Thủ tướng yêu cầu thực hiện ngay việc công bố và cung cấp thông tin chính thức, trung thực về vụ việc và tình hình, triển vọng phát triển kinh tế - xã hội đất nước cho các cơ quan báo chí và nhà đầu tư để nhà đầu tư tin tưởng, yên tâm tiếp tục thực hiện các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh theo quy định pháp luật.

Thủ tướng Chính phủ cũng giao Bộ Công an chủ động nắm tình hình để thực hiện các biện pháp phù hợp theo chức năng nhiệm vụ được giao, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Ngoài ra, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, các cơ quan: Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin tuyên truyền, chỉ đạo các cơ quan báo chí đưa tin trung thực, chính xác, rõ ràng về vụ việc để ổn định tâm lý nhà đầu tư; kiểm soát chặt chẽ các thông tin không chính thống trên các mạng xã hội.

Thị trường chứng khoán đã bắt đầu biến động mạnh từ ngày 29.3 khi ông Trịnh Văn Quyết bị bắt và sau đó là câu chuyện trái phiếu tại Tân Hoàng Minh được hé lộ. Tâm lý nhà đầu tư cũng mong manh trước những thông tin tiêu cực.

Cụ thể, theo thống kê của VietstockFinance trên sàn HOSE và HNX, từ ngày 29.3 đến nay, có khoảng 208 mã cổ phiếu giảm ít nhất 20% và 83 mã giảm hơn 30%. Nằm trong nhóm giảm mạnh nhất là những mã gắn liền tới những thông tin tiêu cực gần đây hoặc những cổ phiếu đã tăng “nóng” trước đó, gồm những cổ phiếu xoay quanh “họ FLC” như ROS (-47%), FLC (-43%), ART (-43%) hay hệ sinh thái HUT (-38%), NVT (-46%), DNP (-26%). Nếu tính từ đầu năm 2022, thị trường chứng khoán Việt Nam có 105 cổ phiếu giảm hơn 30%. Trong đó, giảm mạnh nhất là ROS (-68%), ART (-66%), DVG (-62%) và FLC (-60%).

Phiên sáng 20.4, VN-Index đã giảm hơn 13 điểm, lùi về sát mốc 1.390 điểm. Hơn 310 triệu cổ phiếu được chuyển giao trên cả 3 sàn lúc 10 giờ 30 phút, tương ứng 8.220 tỉ đồng. Trong đó, sàn HOSE chỉ đạt giá xấp xỉ 7.000 tỉ đồng, một con số khá thấp cho thấy dòng tiền thực sự chưa tham gia vào bắt đáy lúc này.

Tuy nhiên, đến gần 11 giờ, độ giảm đã có sự rút ngắn giúp chỉ số VN-Index vượt lên mốc 1.400 điểm. Góp phần giúp thị trường nâng điểm phải kể đến các cổ phiếu trong rổ VN30. Tuy nhiên, toàn sàn vẫn có gần 700 mã giảm giá, trong đó có hơn 60 mã giảm sàn; hơn 700 mã đứng giá và khoảng 200 mã tăng giá. Dòng tiền đã có sự nhập cuộc gần cuối phiên khi thanh khoản đã đạt gần 12 nghìn tỉ đồng.

Bài liên quan
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25.11.2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
2 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thủ tướng yêu cầu thực hiện ngay các biện pháp ổn định thị trường tài chính, tiền tệ