Đó là một trong những điểm mới quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập. Như vậy với quy định này, thuốc được sản xuất tại Việt Nam có lợi thế để cạnh tranh trong việc trúng thầu so với các loại thuốc ngoại nhập.

Thuốc Việt Nam được dự thầu chung với thuốc các nước châu Âu, Mỹ, Nhật

Hồ Quang | 13/09/2019, 05:58

Đó là một trong những điểm mới quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập. Như vậy với quy định này, thuốc được sản xuất tại Việt Nam có lợi thế để cạnh tranh trong việc trúng thầu so với các loại thuốc ngoại nhập.

Ngày 12.9, Bộ Y tế cho biết đã ban hành Thông tư15/2019/TT-BYT (Thông tư số 15) thay thế Thông tư số 11/2016/TT-BYT ngày 11/5/2016 (Thông tư số 11) quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập.

Bộ Y tế cho rằng với Thông tư số 15 cơ bản giải quyết được các khó khăn, vướng mắc trong quá trình lựa chọn nhà thầu tại cơ sở y tế, giúp cho việc tổ chức lựa chọn nhà thầu tại các đơn vị mua sắm tập trung, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được đơn giản hóa, công khai, minh bạch và đạt hiệu quả kinh tế. Đặc biệt, các quy định chặt chẽ về phân chia nhóm thuốc theo tiêu chí kỹ thuật sẽ giúp lựa chọn thuốc có chất lượng cao phục vụ nhân dân, đồng thời khuyến khích công nghiệp dược Việt Nam ngày càng phát triển.

Theo đó, thuốc sản xuất tại Việt Nam có thể tham dự tất cả các nhóm nếu đáp ứng tiêu chí kỹ thuật, trong đó thuốc sản xuất tại Việt Nam có thể tham dự thầu cùng thuốc của các nước châu Âu, Mỹ, Nhật… Đồng thời, việc phân chia nhóm thuốc để khuyến khích gia công, chuyển giao công nghệ các thuốc nước ngoài để sản xuất tại Việt Nam, đặc biệt là các thuốc biệt dược gốc, thuốc phát minh, vắc xin, sinh phẩm.

Bộ Y tế cũng cho biết Thông tư số 15 đã bổ sung các quy định để khuyến khích đầu tư, nâng cao chất lượng thuốc cổ truyền, vị thuốc cổ truyền, dược liệu thông qua tiêu chí kỹ thuật GACP (Thực hành tốt trồng trọt và thu hái dược liệu), khuyến khích đầu tư nâng cấp để thực hiện nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP. Trường hợpvị thuốc cổ truyền, dược liệu chưa đáp ứng tiêu chuẩn GACP thì các cơ sở y tế vẫn có thể lựa chọn được các vị thuốc cổ truyền, dược liệu theo các nhóm khác để đảm bảo nhu cầu điều trị.

Bên cạnh đó, với thông tư này công tác lựa chọn nhà thầu tại các cơ sở y tế, các đơn vị mua sắm thuốc tập trung công khai, minh bạch hơn; các cơ sở y tế chủ động mua thuốc cấp cứu, chống độc (thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần tiền chất, thuốc cần mua gấp, thuốc mua với giá trị nhỏ...) để kịp thời phục vụ người bệnh; rút ngắn thời gianthời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu; tăng tính cạnh tranh trong đấu thầu...

Hồ Quang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Trong 2 năm, Tập đoàn Thuận An trúng nhiều gói thầu thuộc chương trình đặc biệt của Chính phủ
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Trong 2 năm (2022 - 2023), Tập đoàn Thuận An phát triển rất nóng, trúng nhiều gói thầu với tổng giá trị 18.000 tỉ đồng. Trong đó có những gói thầu thuộc nguồn vốn thuộc Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội sau COVID-19.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thuốc Việt Nam được dự thầu chung với thuốc các nước châu Âu, Mỹ, Nhật