Lần đầu tiên trong 24 năm, tình báo hải quân Mỹ công bố một tài liệu, cho thấy tình báo Mỹ sợ sự lớn mạnh của hải quân Nga.

Tình báo Mỹ sợ sự lớn mạnh của hải quân Nga

Một Thế Giới | 01/01/2016, 04:00

Lần đầu tiên trong 24 năm, tình báo hải quân Mỹ công bố một tài liệu, cho thấy tình báo Mỹ sợ sự lớn mạnh của hải quân Nga.

Theo trang Daily Beast, tình báo Mỹ sợ sự lớn mạnh của hải quân Nga, vì lực lượng này đang có một nỗ lực nghiêm túc để thách đố thế lực hải quân số 1 thế giới của Mỹ.

Sự lớn mạnh này được Tổng thống Nga Vladimir Putin ủng hộ, dù tài liệu không đóng dấu mật này đã thực hiện nhiều năm qua, những sự kiện gần đây cho thấy tính nghiêm trọng của vấn đề được phát hiện.    

Tài liệu 68 trang này có tên “Hải quân Nga: một cuộc chuyển hóa lịch sử”, kết luận như sau:

“Nga đã bắt đầu và trong thập niên tới sẽ đạt được nhiều tiến bộ lớn, tạo ra một lực lượng hải quân thế kỷ 21, đủ khả năng phòng thủ quốc gia, tạo một sự hiện hiện diện ấn tượng nhưng hạn chế ở vùng xa xôi của thế giới, do một thế hệ sĩ quan - quân nhân mới hậu Xô viết điều khiển”.

Tác giả tài liệu là George Fedoroff, chuyên gia hàng đầu về Nga ở Ủy ban tình báo hải quân Mỹ (ONI). Ông từng là một nhà ngôn ngữ học, dần trở thành người nói tiếng Nga giỏi nhất hải quân Mỹ trước khi hoạt động tình báo.

Trong khi các nhà phân tích quân sự, chính khách cùng dân Mỹ chú ý vào chuyện khủng bố, Iran, CHDCND Triều Tiên, Trung Quốc hay các mối đe dọa quân sự khác, Fedoroff xem ra luôn chú ý đến Nga.

ONI đã ngưng công bố báo cáo hằng năm về hải quân Nga có tên Tìm hiểu sự phát triển của hải quân Liên Xô (LX) hồi năm 1991, khi LX sụp đổ, kéo theo sự suy yếu của hải quân LX. Hàng trăm tàu chiến, tàu ngầm và máy bay bị bỏ mặc ở các căn cứ xuống cấp, không thể hoạt động vì không có tiền.

Nhưng Nga tiếp quản hạm đội và xây dựng lại, dưới thời ông Putin. Đầu năm 2014, hải quân Nga hỗ trợ nhiệm vụ sáp nhập bán đảo Crimea thật thần tốc, cho thấy Nga đang trở lại là một thế lực quân sự mạnh.

Từ đó, Lầu Năm Góc quyết định phải lập báo cáo mới về hải quân Nga. ONI nhớ ngay đến Fedoroff, theo Norman Polmar, một nhà phân tích từng tham gia soạn báo cáo đầu tiên của chương trình “Tìm hiểu sự phát triển của hải quân LX” hồi năm 1974.

Polmar khẳng định nhận định của ONI là nên giao việc tìm hiểu này cho Federoff, nói thêm: “Ông ấy làm việc này rất tốt”, để đánh giá cao báo cáo của Federoff.

Dựa vào những dữ liệu, Federoff mải lo đếm tàu chiến, tàu ngầm và máy bay mới của hạm đội Nga, đánh giá vũ khí mới và thẩm định chất lượng của sĩ quan và thủy thủ Nga.

Ông cũng tìm hiểu vị trí của hải quân Nga trong tổng lực lượng quân sự và hệ thống chính trị Nga, để xác nhận rằng hải quân Nga đang mạnh trở lại.

Fedoroff viết: “Từ năm 2000, cơ chế chính phủ và kinh tế Nga ổn định, nên có sự chú ý và nỗ lực tài trợ để vực dậy quân đội gồm hải quân. Các chương trình xây dựng bị ngưng nay đang sắp hoàn tất, các chương trình xây dựng mới đang bắt đàu để cung cấp tàu nổi và tàu ngầm hiện đại cho hải quân thế kỷ 21”.

Từ đầu những năm 2000, Nga chỉ có một số ít tàu có thể ra khơi và chiến đấu, nay họ có có 186 tàu ngầm và tàu nổi hoạt động ở Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, biển Đen, biển Baltic, biển Caspian, Địa Trung Hải và cả ở Bắc cực.  

Đầu năm 2015, Bộ Quốc phòng Nga đã công bố kế hoạch tái lập và tăng tầm cỡ của hạm đội tàu ngầm biển Đen, có thể chặn không cho hải quạn Mỹ tiếp cận biển Đen, biển Baltic.

Nỗ lực trên giúp hải quân Nga trở thành thế lực hải quân lớn hàng thứ ba thế giới, sau Trung Quốc (hạng nhì). Mỹ vẫn là số 1 với hơn 280 tàu chiến hiện đại, cộng với hơn 100 tàu hỗ trợ.

Nhưng ở một số trạng huống chính, hạm đội Nga đã đuổi kịp Mỹ, khiến phần còn lại của thế giới bị bất ngờ.

Hồi tháng 10.2015, tàu chiến Nga ở biển Caspian đã phóng tên lửa hành trình mới Kalibr bay hàng ngàn dặm, trước khi đánh trúng các mục tiêu khủng bố ở Syria.

Đến tháng 12, một tàu ngầm Nga cũng lập lại thành tích trên, phóng Kalibr từ Địa Trung Hải đến Syria.  
Tinh bao My so su lon manh cua hai quan Nga
Tàu tuần duyên Thổ Nhĩ Kỳ hộ tống tàu ngầm Rostov trên sông Don của hải quân Nga đang tiến đến biển Đen
Trước hai lần phóng tên lửa này, chỉ có Mỹ mới có khả năng hiện đại để phóng tên lửa hành trình tầm xa từ tàu nổi và tàu ngầm, tấn công các mục tiêu trên bộ.

Tên lửa hành trình phóng từ biển là hệ thống vũ khí chủ lực, của bất kỳ nước nào muốn tổ chức can thiệp quân sự đạt độ chính xác cao, đồng thời tránh gây tổn thất nghiêm trọng cho chính lực lượng của nước đó.

Fedoroff đánh giá cao những cuộc tấn công bằng tên lửa Kalibr, trong báo cáo của ông: “Kalibr chứng tỏ rằng ngay cả ở chỗ phóng nhỏ nhất, như tàu hộ vệ, nó cũng là một khả năng tấn công đáng kể. Và với việc dùng tên lửa tấn công trên bộ này, tất cả các chỗ phóng đều có một khả năng từ xa gây thiệt hại đáng kể vào các mục tiêu cố định trên bộ, khi sử dụng đầu đạn quy ước”.

Ông còn viết: “Sự phát triển của khả năng này trong hải quân Nga mới làm thay đổi sâu sắc khả năng của lực lượng trong việc đánh chặn, đe dọa và tiêu diệt mục tiêu địch”.

Báo cáo cũng nhận định có lẽ trong năm 2016, Nga sẽ tung ra loại máy bay thế hệ 5 là chiếc PAK FA (còn gọi là T-50), có khả năng tàng hình cao và có thể hạ cánh xuống một tàu sân bay mới của Nga, điều có thể gây ra những rắc rối lớn cho hải quân Mỹ.

Điều trớ trêu là trong báo cáo “Tìm hiểu sự phát triển của hải quân LX” năm 1991, cũng đề cập sự xuất hiện của những loại vũ khí “thông minh” mới như Kalibr, theo Eric Wertheim, một nhà phân tích hải quân độc lập và là tác giả tập tài liệu “Những hạm đội chiến đấu của thế giới”.

Wertheim nói với Daily Beast: “Cứ như thời gian dừng lại 20 năm giữa hai báo cáo về hải quân Nga, và nay hải quân cùng quân đội Nga đang tỉnh dậy sau khi thiu thiu ngủ. Báo cáo mới nhất của ONI cho phép chúng ta hiểu được thế lực đang tỉnh dậy và lớn mạnh này”.

Vĩnh Thụy (theo Daily Beast)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tháo gỡ các rào cản về thể chế để phát triển khoa học công nghệ
7 giờ trước Sự kiện
Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ đạo việc triển khai các nhiệm vụ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số cần có trọng tâm, nhất là chú trọng tháo gỡ các rào cản về thể chế để phát triển khoa học công nghệ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tình báo Mỹ sợ sự lớn mạnh của hải quân Nga